Khám phá bí ẩn bị vùi lấp dưới các “đô thị đã mất” khắp châu Mỹ

Thứ sáu, ngày 10/12/2021 06:21 AM (GMT+7)
Tàn tích của các nền văn minh ở châu Mỹ thời kỳ đầu qua các phân tích gần đây từ giới khoa học, dần hé lộ những bí ẩn đằng sau quy mô hoành tráng và mức độ phức tạp của các “đô thị đã mất” được phát hiện sau nhiều thế kỷ, thu hút nhiều khách du lịch tới các điểm đến kỳ lạ này.
Bình luận 0

Khám phá bí ẩn tàn tích của những "đô thị đã mất" hé lộ tinh hoa của các nền văn minh Cổ đại

Thời hoàng kim các thành phố và thị trấn cổ đã phát triển sôi động, nhưng khi chúng tàn lụi thì những trải nghiệm của con người cũng mờ nhạt theo. Các nhà khảo cổ đã và đang nỗ lực làm sống lại các "đô thị đã mất" với những minh chứng cho thấy tinh hoa của các nền văn hóa Cổ đại từng có từ thủa sơ khai.

Khám phá bí ẩn bị vùi lấp dưới các “đô thị đã mất” khắp châu Mỹ - Ảnh 1.

Những địa điểm "đô thị đã mất" đang thu hút nhiều khách du lịch tới trải nghiệm trở về quá khứ qua tàn tích các khu định cư bí ẩn thời Cổ đại ở khắp châu Mỹ. (Ảnh: heritageinspirations)

Những khám phá mới được thực hiện với Lidar (một phương pháp viễn thám trên không), đã phát hiện hàng trăm trung tâm nghi lễ Olmec và Aztec trên khắp Mexico. Những địa điểm "đô thị đã mất" đang thu hút nhiều khách du lịch tới trải nghiệm trở về quá khứ qua tàn tích các khu định cư bí ẩn thời Cổ đại ở khắp châu Mỹ. Hấp dẫn nhất là 3 "đô thị đã mất" ở Bắc và Trung Mỹ với những tục lệ truyền thống bí ẩn và ma mị đầy cuốn hút.

Khám phá bí ẩn tàn tích của những "đô thị đã mất" với những tục lệ truyền thống bí ẩn và ma mị đầy cuốn hút.

Khám phá bí ẩn bị vùi lấp dưới các “đô thị đã mất” khắp châu Mỹ - Ảnh 2.

Xã hội bí ẩn của người Chaco thời Cổ đại từng do những phụ nữ tài năng điều hành theo chế độ mẫu hệ. (Ảnh: ancientpages)

Khám phá bí ẩn tàn tích của nhưng "đô thị đã mất": Đô thị cổ Chaco Canyon, Mỹ với bí mật về chế độ mẫu hệ

Chaco Canyon (Hẻm núi Chaco) ở bang New Mexico từng là một trung tâm của nền văn hóa Pueblo giai đoạn từ năm 850-1250, là một đô thị cổ thể hiện giá trị đặc biệt của nền văn hóa Pueblo.

Công viên lịch sử quốc gia Văn hóa Chaco hiện bao gồm cả các di tích tại Chaco Canyon (Hẻm núi Chaco), được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới từ năm 1987, ghi nhận thành tựu kỹ thuật xây dựng của người Anasazi Chaco trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt để tạo nên một nền văn minh thống trị qua 4 thế kỷ ở miền tây nam nước Mỹ.

Khám phá bí ẩn bị vùi lấp dưới các “đô thị đã mất” khắp châu Mỹ - Ảnh 3.

Pueblo Bonito do tổ tiên của thổ dân Puebloan (còn gọi là Pueblo) xây dựng nên giai đoạn năm 828 - 1126 sau Công nguyên. Pueblo Bonito là khu phức hợp lớn với 650 phòng vừa làm nơi ở, nơi thờ cúng (kivas -những căn phòng hình tròn chìm dưới lòng đất)... (Ảnh: Alamy)

Do người Chaco không có chữ viết nên phần lớn những gì giới khoa học biết về xã hội của họ là qua các nơi chôn cất. 

Phân tích mới đây tại một "phòng" chôn cất dành riêng cho những nhân vật quan trọng nhất tại Pueblo Bonito - điểm đến nổi tiếng nhất trong các thị trấn cổ Chaco ở Công viên lịch sử quốc gia Văn hóa Chaco, cho thấy xã hội bí ẩn của người Chaco thời Cổ đại từng do những phụ nữ tài năng điều hành theo chế độ mẫu hệ. Quyền lực của người mẹ sau đó được truyền lại cho con gái theo dòng họ Mẹ.

Khám phá bí ẩn bị vùi lấp dưới các “đô thị đã mất” khắp châu Mỹ - Ảnh 4.

Hàng nghìn hạt lam ngọc, vòng đeo tay bằng vỏ sò, vỏ trai và các vật dụng bằng gốm tinh xảo được tìm thấy trong một "phòng" chôn cất tại Pueblo Bonito, ở đô thị cổ Chaco Canyon. (Ảnh: historyshistories)

Tại một "phòng" chôn cất khác có hài cốt của 13 nhân vật được cho là cấp cao, các thi thể được bao bọc với hàng nghìn hạt lam ngọc, vòng đeo tay bằng vỏ sò, vỏ trai và các vật dụng bằng gốm tinh xảo. Phân tích DNA cho thấy phần lớn trong số đó có quan hệ với người phụ nữ được cho là mẹ hoặc bà của họ.

Xã hội Cổ đại này bị "xóa sổ" khỏi lịch sử vào khoảng năm 1140 sau Công nguyên với lý do có thể vì hạn hán nghiêm trọng kéo dài, nhưng đã để lại di tích những ngôi nhà bằng đá đồ sộ bao gồm 650 căn phòng. Gây chú ý nhất là hơn 30 kivas - nơi thực hành các nghi thức tôn giáo cổ xưa - được xây chìm dưới lòng đất.

Khám phá bí ẩn tàn tích của nhưng "đô thị đã mất": Đô thị cổ Caracol của người Maya ở Belize với bí ẩn về các nhân vật mặc trang phục Thần Ngô

Khám phá bí ẩn bị vùi lấp dưới các “đô thị đã mất” khắp châu Mỹ - Ảnh 5.

Khám phá đô thị cổ Caracol của người Maya ở Belize được thực hiện với Lidar (một phương pháp viễn thám trên không). (Ảnh: arstechnica)

Di tích đô thị cổ Caracol được bảo tồn tốt nhất tại Belize - quốc gia vùng Trung Mỹ vốn trước đây là Honduras thuộc Anh. Caracol là một trong những đô thị lớn thời đế chế Maya hùng mạnh, nơi từng có ít nhất 100.000 cư dân, tầng lớp thượng lưu sống ở trung tâm nơi có cung điện hoàng gia và quảng trường rộng lớn. Vào khoàng thời gian giữa những năm 880-1000 sau Công nguyên, đô thị cổ Caracol bị bỏ hoang chưa rõ lý do.

Khám phá bí ẩn bị vùi lấp dưới các “đô thị đã mất” khắp châu Mỹ - Ảnh 6.

Hình ảnh tượng Maize God (Thần Ngô theo thần thoại truyền thống) Maya. (Ảnh: fineartamerica)

Trong số những khám phá hấp dẫn nhất về đô thị cổ Caracol, các nhà khảo cổ cũng phát hiện dấu hiệu cho thấy phụ nữ nắm những vị trí cao trong phân cấp xã hội, thể hiện qua việc phụ nữ được chôn cất trong những ngôi mộ dành cho giới thượng lưu trong thành phố. 

Một số tranh thời đó còn vẽ các nhân vật mặc trang phục Maize God (Thần Ngô theo thần thoại truyền thống) với chiếc váy kiểu "nửa nam nửa nữ" gây nhiều tranh cãi sau này về giới tính của họ.

Khám phá bí ẩn tàn tích của nhưng "đô thị đã mất": Đô thị cổ Cahokia - những gò đất bí ẩn hé lộ tục hiến tế con người

Khám phá bí ẩn bị vùi lấp dưới các “đô thị đã mất” khắp châu Mỹ - Ảnh 7.

Cahokia vốn là khu định cư đô thị lớn nhất và có ảnh hưởng nhất của nền văn hóa Mississippi. (Ảnh: sometimes-interesting)

Cahokia vốn là khu định cư đô thị lớn nhất và có ảnh hưởng nhất của nền văn hóa Mississippi, bao gồm khoảng 120 gò đất nhân tạo từng là nơi từng sinh sống của khoảng từ 14.000 - 18.000 người. Ngày nay 80 gò đất còn lại của đô thị cổ Cahokia tại khu vực hiện là miền trung và đông nam nước Mỹ, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Khám phá bí ẩn bị vùi lấp dưới các “đô thị đã mất” khắp châu Mỹ - Ảnh 8.

Monks Mound - cấu trúc bậc thang bằng đất lớn nhất Bắc Mỹ cao gần 30m. (Ảnh: Wikipedia)

Khách du lịch khám phá bí ẩn đô thị cổ Cahokia thường tới Monks Mound - cấu trúc bậc thang bằng đất lớn nhất Bắc Mỹ cao gần 30m. Gần đó là Mound 72 cao 3m - gò đặc biệt này có từ khoảng năm 1050-1150, được cho là nơi chôn cất "Birdman" - nhân vật thượng lưu có thể là một trong những người cai trị Cahokia. 

Quanh đó là mộ của hàng trăm người hầu kẻ hạ, bao gồm cả những hài cốt cho thấy họ bị hiến tế. Đây cũng là nơi tìm thấy nhiều hài cốt bị hiến tế hơn bất kỳ nơi nào khác ở Mexico.

Khám phá bí ẩn bị vùi lấp dưới các “đô thị đã mất” khắp châu Mỹ - Ảnh 9.

Tục lệ hiến tế con người được cho là một phần không thể thiếu theo văn hóa và truyền thống tôn giáo ở Cahokia thời Cổ đại. (Ảnh: westerndigs.org)




Linh Quyên (NatGeo, News, Allthatsin...)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem