Khám phá vật dụng đơn sơ góp phần đem lại độc lập cho Việt Nam
Khám phá vật dụng đơn sơ góp phần đem lại độc lập cho Việt Nam
Thứ hai, ngày 11/10/2021 14:33 PM (GMT+7)
Phía sau những vật dụng rất đỗi mộc mạc này là ký ức không bao giờ phai nhạt về khí thế sục sôi của phong trào cách mạng giành độc lập dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 1940-1945.
Bao đạn, anh Nguyễn Văn Thụ dùng đựng đạn trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, tháng 9/1940. Trong phong trào cách mạng này, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo người dân nổi dậy tước khí giới của tàn quân Pháp, thành lập chính quyền cách mạng. (Hiện vật của Bảo tàng lịch sử Quốc gia). Ảnh: Tri thức và Cuộc sống
Lựu đạn giả, du kích huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn tự tạo để nghi binh đánh địch, năm 1940. Ảnh: Tri thức và Cuộc sống
Mõ của nhân dân xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho dùng trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, tháng 11/1940. Đây là cuộc nổi dậy vũ trang chống Pháp - Nhật của người dân miền Nam do Xứ ủy Nam Kỳ của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương và lãnh đạo. Ảnh: Tri thức và Cuộc sống
Ru-lô dùng in báo "Việt Nam Độc lập" - tờ báo đầu tiên của Mặt trận Việt Minh - ở khu rừng Pia, xã Xuân Hòa, huyện Hà Quảng Tỉnh Cao Bằng năm 1941 và con dấu dùng để đóng trên tờ báo này. Ảnh: Tri thức và Cuộc sống
Dao cầu, bà Lan dùng để cắt thuốc cho các đồng chí Trường Chinh và Hoàng Văn Thụ uống trong lúc ốm ở chiến khu. Ảnh: Tri thức và Cuộc sống
Con dấu của Kỳ bộ Việt Minh Bắc Kỳ và con dấu của Tổng bộ Việt Minh dùng trong những năm 1941-1945. Ảnh: Tri thức và Cuộc sống
Chỉ kim tuyến, phụ nữ Hà Nội dùng thêu cờ đỏ sao vàng chuẩn bị cho ngày Tổng khởi nghĩa, năm 1945. Ảnh: Tri thức và Cuộc sống
Tiền xu nhân dân đóng góp cho Việt Minh để mua sắm vũ khí chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa, năm 1945. Ảnh: Tri thức và Cuộc sống
Sọt của bà Hoàng Thị Tám ở xã Lam Sơn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng dùng mang cơm cho đồng chí Phạm Văn Đồng khi hoạt động bí mật ở địa phương, năm 1942. Ảnh: Tri thức và Cuộc sống
Một số sách do Ban Tuyên truyền cổ động Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và mặt trận Việt Minh xuất bản, năm 1944-1945. Ảnh: Tri thức và Cuộc sống
Quốc Lê (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.