Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong một số bộ phim truyền hình thời Minh Thanh ở Trung Quốc, hoàng cung có một bộ phận gọi là "Khâm thiên giám" chuyên dự đoán thời tiết, bói toán, đoán số mệnh, giải mộng… Hầu như không có việc gì mà Khâm thiên giám không làm được, đồng thời Khâm thiên giám thường gắn liền với huyền học, mang lại cảm giác thần bí.
Vậy Khâm thiên giám thật sự trong lịch sử chịu trách nhiệm gì trong cung?
Khâm thiên giám là một chức quan, cũng là một bộ (phòng) trong hoàng cung, chịu trách nhiệm quan sát các hiện tượng thiên văn, biên soạn tiết khí, tính toán lịch... giống như công việc của Cục Khí tượng và Đài quan sát Thiên văn hiện nay.
Ở Trung Quốc cổ đại, hầu hết các triều đại đều có các bộ với chức năng tương tự nhau, nhưng cái tên Khâm thiên giám mãi đến thời nhà Minh mới được sử dụng cố định.
Tương truyền, thời Hạ Thương đã có chức quan gọi là Thái sử. Thái sử nhà Chu đảm nhận chức vụ sử học, ghi chép và quản lý sổ sách, là chức quan có thực quyền trong triều. Thái sử vẫn được sử dụng từ thời Tây Chu đến thời Xuân Thu Chiến Quốc.
Thái sử chủ yếu phụ trách bốn nhiệm vụ:
Thứ nhất, làm thư ký của quân vương, phụ trách soạn thảo văn kiện, đồng thời có thể ra quyết định, bổ nhiệm các hoàng tử và quan viên.
Thứ hai, ghi lại lịch sử và biên soạn sách lịch sử.
Thứ ba, quản lý quốc điển (những cuốn sách, tài liệu quan trọng và mang ý nghĩa có thể truyền đời). Thời xưa, sách và tri thức rất quý, phụ trách quốc điển không chỉ là người đứng đầu thư viện quốc gia, mà còn độc quyền tri thức.
Thứ tư, công việc chính của Khâm thiên giám ở các thế hệ sau, chẳng hạn như quan sát hiện tượng thiên văn, tính lịch, cúng tế... Vào thời điểm đó, Thái sử là một quan chức quyền lực có thể được xếp ngang hàng với đại thần trong triều.
Thời Tần Hán, chức Thái sử bị thay thế bởi Thái thường, quyền hạn bị giảm bớt, địa vị cũng bị giảm sút, về cơ bản chỉ phụ trách biên soạn sử sách và tính toán lịch thiên văn, dự đoán thiên tai và thời tiết.
Ở thời Ngụy Tấn, chức quan này được đổi tên thành Thái sử lệnh, nhưng đã tách rời công việc liên quan đến sử sách, chỉ quản lý khía cạnh thiên văn và tính lịch. Đến nhà Tùy lại đổi thành Thái sử giám.
Vào thời nhà Đường tiếp tục đổi tên nhiều lần như Thái sử cục, Hỗn thiên giám, Tư thiên đài…Thời Ngũ đại Thập quốc tiếp tục sử dụng tên Tư thiên đài, đến thời Tống đổi thành Tư thiên giám, Thiên văn viện…
Vào thời Nguyên, chức quan này được đổi tên thành Thái sử viện. Thời Minh Thanh thì bộ phận này được gọi chung là Khâm thiên giám.
Mặc dù chức vị Thái sử lệnh đã bị hạ thấp đi rất nhiều kể từ thời nhà Tần và nhà Hán, nhưng trong lịch sử lâu dài, những người có thể đạt được vị trí này không hề tầm thường.
Vào thời Tây Hán, Tư Mã Thiên làm quan Thái sử, để lại tác phẩm "Sử ký" lưu truyền muôn đời. Người thời nay chỉ biết Tư Mã Thiên là một sử gia nổi tiếng, nhưng lại không biết rằng Tư Mã Thiên cũng là một nhà thiên văn học tài giỏi. Thành tựu thiên văn của ông chủ yếu được kể đến trong "Thiên quan thư", "Luật thư" và "Lịch thư".
Sau thời Tây Hán, Trương Hành, Thái sử lệnh của triều Đông Hán, thậm chí còn là một nhân vật có tiếng tăm trong lịch sử khoa học và công nghệ cổ đại Trung Quốc. Người đời sau biết đến ông chủ yếu là do ông đã phát minh ra máy đo địa chấn, nhưng trên thực tế Trương Hành là một người toàn diện, có thể sánh với "Da Vinci" ở phương Tây. Ông không chỉ là một nhà phát minh mà còn là một nhà thiên văn học, nhà toán học, nhà sử học, nhà văn, họa sĩ, nhà tư tưởng, thợ cơ khí.
Nhà thiên văn học và toán học nổi tiếng nhất thời Đường là Lý Thuần Phong, ông đảm nhiệm chức Thái sử cụ dưới thời Đường Thái Tông và sau đó được thăng chức thành Thái sử lệnh. Trong nhiệm kỳ của mình, ông không chỉ là người cổ đại đầu tiên phân loại cấp gió, mà còn cải tiến Hỗn thiên nghi (thiết bị thể hiện các vật thể trên bầu trời), biên soạn ba bộ biên niên sử là "Thiên văn", "Luật lịch" và "Ngũ hành"...
Tác phẩm nổi tiếng nhất có lẽ là "Thôi bối đồ" được viết bởi ông và Viên Thiên Cang. "Thôi bối đồ" được biết đến là cuốn kỳ thư đầu tiên ở Trung Quốc cổ đại, tính toán vận mệnh đất nước cho Đường Thái Tông, dự đoán đến 2000 năm sau nhà Đường.
Thẩm Quát làm chức Thái tử lệnh của triều Bắc Tống, là một người toàn diện khác sau Trương Hành. Ông thông thạo thiên văn và toán học, phương pháp tính toán mà ông phát minh ra đã đưa toán học cổ đại Trung Quốc lên một tầm cao mới. Thông qua các thí nghiệm quan sát, ông ghi lại hình ảnh của lỗ kim và gương lõm, liên quan đến các thí nghiệm quang học.
Khâm thiên giám nổi tiếng nhất trong triều đại nhà Minh là Lưu Bá Ôn. Đến nhà Thanh, hầu hết người làm việc trong Khâm thiên giám đều là người nước ngoài.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.