Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ăn ngủ không yên vì giá tôm giảm mạnh
Giá tôm nguyên liệu ở ĐBSCL liên tục sụt giảm mạnh khiến nhiều hộ nuôi tôm lâm vào tình cảnh khó khăn, thua lỗ ngay cả khi trúng mùa. Trước đây, giá tôm thẻ chân trắng từ 120.000 – 130.000 đồng/kg nhưng nay chỉ còn 70.000 - 80.000 đồng/kg.
Với loại tôm kích cỡ 60 con/kg thì giá bán cũng chỉ hơn 100.000 đồng/kg. Ngay cả những người nuôi tôm thẻ chân trắng trúng mùa cũng phải chịu thua lỗ nặng vì giá tôm giảm đến hơn 30%, thấp nhất trong khoảng 2 năm qua.
Nông dân tỉnh Long An thu hoạch tôm thẻ chân trắng. Ảnh: NNVN
Đại diện VASEP nhấn mạnh thêm: Trong bối cảnh giá tôm giảm, các doanh nghiệp cần có kế hoạch tiêu thụ để giảm thiểu tồn kho, hạn chế giảm giá tôm nguyên liệu thấp nhất. Và chỉ có sự chia sẻ trên tinh thần hợp tác, cùng tồn tại mới có thể phát triển chuỗi giá trị con tôm bền vững lâu dài, đủ sức cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường xuất khẩu. |
Tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng, thương lái hiện thu mua tôm thẻ loại 100 con/kg với giá 70.000 - 80.000 đồng/kg, giảm từ 20.000 - 30.000 đồng/kg so với đầu năm 2018.
Tương tự, Sở Công Thương Cà Mau thông tin, từ đầu tháng 5 đến nay, giá tôm thẻ chân trắng tiếp tục giảm xuống mức thấp. Cụ thể, tôm loại 100 con/kg chỉ còn 80.000 đồng/kg, giảm 15% so tháng 4; còn tôm loại 70 - 90 con/kg giảm nhiều hơn nữa.
Bà con nuôi tôm cho biết, giá tôm thẻ nguyên liệu không chỉ giảm ở Sóc Trăng, Cà Mau mà các tỉnh Bạc Liêu, hay Kiên Giang cũng giảm như nhau. Chỉ có tôm sú còn giữ giá vì các đối thủ cạnh tranh ngành tôm như Ấn Độ, Thái Lan ít nuôi loại tôm này. Được biết, giá tôm sú đá cỡ 20 con/kg hiện khoảng 270.000 đồng/kg.
Giá tôm thẻ giảm liên tiếp được cho là do nguồn cung trên thị trường đang ở mức cao. Theo báo cáo mới nhất của Bộ NNPTNT, sản lượng tôm nước lợ cả nước trong 5 tháng đầu năm 2018 ước đạt 176.000 tấn, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng tôm sú ước đạt 85.800 tấn, sản lượng tôm thẻ ước đạt 90.200 tấn. Riêng vùng ĐBSCL, sản lượng tôm sú ước đạt 68.600 tấn, tăng 6,2%; tôm thẻ ước đạt 72.200 tấn, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Anh Ngô Minh Nguyên -người nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, cho biết, với gia tôm như hiện này thì người nuôi nắm chắc phần lỗ, chắc khó tránh cảnh nợ nần. Gần nhà anh Nguyên, ông Vũ Văn Phi vừa thu hoạch hơn 1ha tôm thẻ chân trắng loại hơn 100 con/kg nhưng thương lái chỉ thu với giá 70.000 đồng/kg. “Vụ tôm tưởng đâu trúng đậm ai ngờ lỗ trên 40 triệu đồng, chỉ vì giá giảm nhanh quá” - ông Phi nói.
Thu hoạch tôm thẻ ở Phú Yên. Ảnh: I.T
Ngoài việc thu mua tôm thẻ chân trắng với giá thấp, có nơi thương lái còn có kiểu mua “đồng giá” 65.000 đồng/kg với loại 60 - 100 con/kg thay vì mua theo kích cỡ như trước đây. Để tránh thua lỗ nặng, nhiều người còn không dám thu hoạch tôm.
VASEP khuyến cáo gì?
Mặc dù giá tôm thẻ đang giảm sâu, nhưng nghịch lý là các nhà máy chế biến thủy sản của Việt Nam cũng không dám mua vào vì các nhà nhập khẩu giảm mua. Đáng chú ý, giá tôm xuất khẩu hiện đã giảm tới 20% so với cuối năm ngoái nhưng vẫn khó bán vào thị trường Mỹ vì người mua nghĩ giá sẽ còn giảm nữa.
Hơn nữa, trên thị trường Mỹ, tôm Việt Nam cũng đang phải cạnh tranh gay gắt với tôm Ấn Độ khi giá trung bình tôm nước này nhập vào Mỹ là 9,9 USD/kg (quý I.2018), trong khi giá tôm trung bình của Việt Nam vào Mỹ đạt 11,4 USD/kg.
Rõ ràng tôm xuất khẩu của Ấn Độ đang có lợi thế hơn nhiều so với tôm Việt Nam về giá và nước này còn đang có tham vọng sẽ trở thành nước có sản lượng tôm lớn nhất thế giới trong vài năm nữa.
Giá tôm thẻ giảm mạnh tới hơn 30% khiến người nuôi tôm thua lỗ. Ảnh: I.T
Trước bối cảnh giá tôm thẻ giảm mạnh, người nuôi bất an, lãnh đạo VASEP cho rằng bà con không nên bỏ ao mà bình tĩnh duy trì chăm sóc ao tôm, thả nuôi với mật độ thưa hơn, kéo dài thời gian nuôi, thu hoạch tôm ở cỡ lớn hơn để bán được giá cao hơn.
Theo VASEP, do nguồn cung tôm toàn cầu tăng cao nên giá tôm nguyên liệu giảm như hiện nay là xu hướng chung của thế giới, không riêng gì Việt Nam. Tuy nhiên, theo giới buôn bán tôm nguyên liệu ở ĐBSCL, có một nguyên nhân khác làm cho giá tôm trong nước giảm, đó là Trung Quốc đang đẩy mạnh chống buôn lậu qua biên giới và kiểm soát chặt tôm nhập tiểu ngạch, khiến tôm Việt qua thị trường này giảm trông thấy.
VASEP cũng cho rằng, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cần tập trung vào chất lượng để bán tôm chất lượng cao với giá cao. Đồng thời, tăng sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng mà các nước xuất khẩu tôm lớn như Ấn Độ chưa có thế mạnh xuất bán vào phân khúc thị trường cao cấp. Về lâu dài, cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu con tôm Việt có truy xuất nguồn gốc, tôm sạch, ao nuôi có chứng nhận đạt chuẩn…
Đối với người nuôi tôm, trong giai đoạn này không nên treo ao, bởi nếu ao bị bỏ trống lâu ngày sẽ lại tốn thêm chi phí cải tạo, mà nên thả nuôi thưa hơn, thả rải vụ để giảm áp lực lên nguồn cung. Bên cạnh đó, bà con cần áp dụng các giải pháp giúp giảm giá thành, giảm kháng sinh…
Vui lòng nhập nội dung bình luận.