Khmer
-
Những ngày này, ở các tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, TP.Cần Thơ..., không khí chuẩn bị tết cổ truyền của bà con Khmer hết sức rộn ràng.
-
Ai đã từng một lần thưởng thức tô bún nước lèo của đồng bào Khmer ở tỉnh Trà Vinh hẳn đều có chung một lời nhận xét, món ăn này dân giã mộc mạc nhưng hương vị đặc trưng khiến người dùng cứ vấn vương, không sao quên được.
-
Trong sinh hoạt cộng đồng của người Khmer, không có chiếc ghe nào có chiều dài, trọng lượng, trang trí hoa văn tinh xảo mang nét độc đáo và được nhiều người cùng tham gia chèo như chiếc ghe Ngo.
-
Chùa Chantarangsay hay còn gọi là Candaransi – có nghĩa Ánh Trăng, nằm trên đường Hoàng Sa, phường 7, quận 3, TP.HCM. Ngôi chùa do nhà tu hành Lâm Em (dân tộc Khmer) xây dựng vào năm 1946 và là ngôi chùa Khmer đầu tiên trên đất Sài thành.
-
Ở An Giang, cao điểm nhập tu báo hiếu bắt đầu từ hạ tuần tháng Tư âm lịch đến hết mùa an cư kiết hạ (tháng Tám âm lịch). Mùa tu báo hiếu năm nay có hàng ngàn thanh niên nhập tu tại 65 chùa Khmer thuộc 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên.
-
Theo đôi quang gánh truyền thống của những phụ nữ dân tộc Khmer ở An Giang, những nông sản miền núi ít "đụng hàng" như măng núi, đường thốt nốt, me khô, rau rừng... đến với chợ phố và rất được lòng người mua nhờ độ tươi mới và “chất lượng trung thực”.
-
Là vùng đất nơi biên giới, có núi đồi sông rạch đan xen một cách kỳ lạ, Tịnh Biên, An Giang đẹp như một bức tranh thủy mặc hữu tình. Và, cùng với rất nhiều đặc sản của vùng đất này, mãng cầu (còn gọi là na) ở Tịnh Biên cũng được coi là một đặc sản độc đáo bởi vị ngọt thanh khiết như đường mà lại thoang thoảng hương thơm mùi trái chín.
-
Lễ Kiết giới sima là một trong những lễ hội độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer.
-
Theo bạn lên Tịnh Biên (An Giang), tôi thích mắt với những hàng thốt nốt. Đã mắt nhất là những “rừng” thốt nốt rộng lớn. Cây cao vời vợi chùm lá xòe như chiếc dù làm xinh đẹp cả một vùng bán sơn địa biên thùy. Nhưng khoái nhất là những dãy hàng quán “Thốt nốt lạnh”.
-
Trên vùng đất thường xuyên nhiễm mặn, phèn nhưng lão nông Sơn Sa Ranh (SN 1942, dân tộc Khmer) vẫn có được một vườn lan tươi tốt có tiếng ở huyện Nhà Bè, TP.Hồ Chí Minh. Nhiều người trồng lan nể phục ông bởi ông đam mê lan và rất chịu khó học hỏi kinh nghiệm.