Khmer

  • Đã 83 tuổi nhưng lão nông Chau Donl, người dân tộc Khmer ở xã An Hảo, huyện Tịnh Biên (An Giang), không để con cháu chăm lo cung phụng, trái lại ông còn tiên phong lên đỉnh núi Cấm để lập vườn cây ăn trái đạt hiệu quả cao. Mảnh vườn của ông Chau Donl ở cheo leo trên đồi 825 của ấp Vồ Bà, xã An Hảo.
  • Hai huyện miền núi Tịnh Biên và Tri Tôn của tỉnh An Giang có hàng chục ngàn cây thốt nốt. Hiện tại, người làm nghề lấy nước thốt nốt nấu đường ở vùng Bảy Núi này đang vào mùa nhộn nhịp hơn bao giờ hết.
  • Chùa Kom Pông Chrây (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc tại thị trấn Châu Thành (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) là một trong những ngôi chùa cổ đẹp và nổi tiếng nhất của tỉnh Trà Vinh. Điều đặc biệt nhất của ngôi chùa này là bên trong có hẳn một xưởng thủ công điêu khắc gỗ và người nghệ nhân chính là các vị sư sãi trong chùa. 
  • Cà ràng đặt ở trái bếp, có hình dáng như số 8 được uốn bằng đất sét một đầu to có 3 cạnh để kê nồi, đầu còn lại nhỏ để đưa củi vào. Phần trước cà ràng, nơi có lửa ngọn thì nấu, còn phần sau đuôi, thì cào than để nướng hoặc để giảm bớt sức nóng cho món ăn đang nấu.
  • Sau khi gặt hái xong, khoảng một đến hai tháng trong mùa hạn, trước tết Chuôl Chnam Thmay, đồng bào Khmer Nam bộ tổ chức đám làm phước, dân gian còn gọi là lễ cầu an.
  • Cốm dẹp là một đặc sản của người Khmer miền sông nước Cửu Long nói chung và ở Ngã Năm - Sóc Trăng nói riêng. Đây còn là món ngon để bà con Khmer dâng cúng Mặt trăng vào ngày lễ Okombok (rằm tháng mười âm lịch) hằng năm.
  • Nguồn nước chủ yếu để trồng lúa Nàng Nhen hiện nay vẫn như hàng trăm năm về trước là nước trời (nước mưa) không bị ô nhiễm, lại không dùng phân hóa học hay thuốc trừ sâu, nên lúa Nàng Nhen được xem là “gạo siêu sạch”, nổi tiếng ngon cơm và rất thơm.
  • Xe ngựa ở vùng Bảy Núi (gồm các huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang) hiện diện trong đời sống cư dân nơi đây cả trăm năm nay. Do đặc thù địa hình vùng Bảy Núi nên rất đông đồng bào Khmer mưu sinh bằng nghề đánh xe ngựa.
  • Người Khmer chọn lá buông làm giấy viết vì lá rất dai, bền, vạch nét chữ rõ ràng và ít bị hư mục.
  • Với đôi bàn tay điêu khắc khéo léo của mình, Nghệ nhân Danh Bên, ở khóm 1, phường 2, TP.Cà Mau đã thổi hồn vào những công trình kiến trúc nghệ thuật, góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa đặc sắc mang đậm dấu ấn Khmer Nam Bộ.