Tại Hội thảo quốc tế ngày 30.10 về "Đổi mới và hiện đại hóa chương trình và SGK theo định hướng phát triển bền vững", nhiều chuyên gia lo ngại, việc đổi mới SGK sẽ vô dụng nếu đội ngũ giáo viên vẫn bảo thủ...
Hội thảo do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức trước lo ngại của nhiều chuyên gia cho rằng, việc đổi mới SGK sẽ trở nên vô dụng nếu đội ngũ giáo viên vẫn còn nhiều lạc hậu và bảo thủ như hiện nay. Ông Nguyễn Huy Đoàn – nguyên chủ biên bộ sách Đại số nâng cao từ lớp 10 – lớp 12 cho biết: “Vài năm trước khi SGK mới được đưa vào giảng dạy, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy cũng đã có từ phía Bộ GDĐT, nhưng không ít giáo viên vẫn mang giáo án cũ ra để dạy theo chương trình SGK cũ mà không hề soạn lại.
Hệ quả là, nhiều giáo viên cho học sinh bài tập quá khó (như ở môn toán) trong khi SGK đã tinh giảm rất nhẹ nhàng”. TS Hoàng Thị Tuyết – khoa Giáo dục tiểu học – ĐH Sư phạm TP.Hồ Chí Minh cho rằng: “Đó là hệ quả của thói quen tư duy cũ mà giáo viên đã sử dụng trong rất nhiều năm giảng dạy trước. Nó vô hình trung làm sai lệch mục tiêu và phương pháp đánh giá khoa học rất mới của việc lấy học sinh làm trung tâm. Và thực chất cách dạy trở thành... lấy SGK làm trung tâm”.
Đồng tình, ông Nguyễn Huy Đoàn cho rằng: “Để khắc phục sự bảo thủ của giáo viên, cần đổi mới thi cử, nhất là thi ĐH. Lâu nay chúng ta cứ căn cứ chương trình SGK, rồi giáo viên nào luyện thi có đề luyện sát với đề thi ĐH nhất, nhiều học sinh đỗ ĐH nhất thì học sinh theo nhiều, như vậy khó đổi mới được phương pháp dạy của giáo viên”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.