Khốn khổ lính quân y Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Thứ bảy, ngày 16/02/2019 20:30 PM (GMT+7)
Thương vong lớn và binh lính quá công tử là nguyên do khiến quân y Mỹ phải hoạt động "hết công suất" trong chiến tranh Việt Nam.
Bình luận 0

img

Thương vong lớn và binh lính "sang chảnh" là nguyên do khiến quân y Mỹ phải hoạt động "hết công suất" trong chiến tranh Việt Nam. Cụ thể, binh lính Mỹ có thể gào thét gọi quân y ngay cả khi đó chỉ là một vết thương phần mềm, có thể tự băng bó được. Nguồn ảnh: Bucket.

img

Lực lượng quân y Mỹ trên chiến trường Việt Nam vấp phải cực kỳ nhiều khó khăn trong lúc thực hiện nhiệm vụ do các cuộc đụng độ trên chiến trường này thường có khoảng cách giao tranh cực kỳ ngắn và sẽ rất là liều mạng nếu người bác sỹ quân y chui ra khỏi chiến hào xông đến chỗ người bị thương. Nguồn ảnh: AP.

img

Tuy vậy, với hậu cần tốt, khả năng di tản bằng trực thăng kịp thời, một lượng lớn binh lính Mỹ đã được cứu sống nhờ được đưa tới bệnh viện sớm nhất sau khi bị thương. Nguồn ảnh: Blaze.

img

Các trực thăng UH-1 với khả năng cơ động tuyệt vời của mình chính là chiếc "xe cứu thương" đối với binh lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Media.

img

Ngoài ra, trang bị tốt của lực lượng quân y cũng là lý do khiến những người bác sỹ chiến trường này có thể thực hiện trọn vẹn được nhiệm vụ cụ thể của mình. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Vào thời gian đó, các loại chai nhựa chưa được ra đời và các bình truyền huyết tương, huyết thanh đều được đựng trong chai, lọ thủy tinh rất dễ vỡ. Tuy nhiên trên chiến trường, các quân y Mỹ mang theo rất nhiều bình truyền huyết tương để giúp binh lính có khả năng cầm máu sau khi bị thương. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Quy trình cấp cứu của quân đội Mỹ từ chiến tranh thế giới thứ hai đã được hoàn thiện và tới chiến tranh Việt Nam, quy trình này dường như đã bước lên một tầm cao mới khi nó gần như giống hệt với quy trình cấp cứu khẩn cấp của binh lính Mỹ ngày nay. Nguồn ảnh: Hilt.

img

Theo đó, các bác sỹ chiến trường khi sử dụng bất cứ một loại thuốc nào cho binh lính cũng sẽ phải đút vỏ thuốc vào trong túi áo nạn nhân để sau khi chuyển về tuyến sau hoặc chuyển về bệnh viện, người bác sỹ tiếp nhận sẽ biết được bệnh nhân đã được cho dùng những loại thuốc gì, liều lượng là bao nhiêu. Nguồn ảnh: News.

img

Tuy nhiên ở chiến trường Việt Nam, do quá nóng nên binh lính thường hay... cởi trần nên ngoài việc đút vỏ thuốc vào túi áo, túi quần người lính, các bác sỹ quân y cũng phải sử dụng thêm một mảnh giấy được gắn vào tay, chân, cổ hoặc thắt lưng của người lính và đánh dấu vào những loại thuốc mình vừa sử dụng lên người lính. Nguồn ảnh: Flickr.

img

Với khả năng tiếp cận bằng các trực thăng UH-1, những thương binh Mỹ ở khu vực Tây Nguyên sẽ được đưa xuống bệnh viện Đà Nẵng hoặc bệnh viện Đà Lạt chỉ trong vòng chưa tới một tiếng đồng hồ. Tại các khu vực khác như Đồng Bằng Sông Cửu Long hay thậm chí ở Hạ Lào, việc di tản thương binh về Sài Gòn cũng chỉ diễn ra trong khoảng 2 tiếng đồng hồ. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Quan trọng nhất là quá trình sơ cứu trên chiến trường, nếu người lính được sơ cứu không đúng cách, nạn nhân sẽ không thể chịu được cả tiếng đồng hồ di chuyển trên trực thăng rung lắc được. Nguồn ảnh: ABC.

img

Nếu được sơ cứu đúng cách, tính mạng của người lính sẽ được đảm bảo, kể cả với những vết thương lớn như vỡ ổ bụng, đứt lìa chi hay tổn thương nội tạng. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Đôi khi những chiếc "xe cấp cứu" bị quá tải và các bác sỹ quân y thậm chí phải "bám càng" đứng ngoài trong khi đưa thương binh quay về tuyến sau. Nguồn ảnh: Olive.

img

Thậm chí phải treo thương binh lủng lẳng bên dưới máy bay. Nguồn ảnh: Houston.

Nhật Vi (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem