Ông có thể nêu rõ quan điểm cá nhân về
công tác xét xử của ngành tòa án trong thời gian vừa qua, đặc biệt là những vấn
đề liên quan đến oan sai với người dân?
- Ngành
tòa án đã có nhiều tiến bộ trong công tác xét xử, hiện tượng xử án oan sai đã
giảm nhiều. Tuy nhiên, vẫn xảy ra một số vụ xử oan sai mà pháp luật không cho
phép. Lĩnh vực này mà để xảy ra oan sai là không chấp nhận được dưới mọi góc độ.
Theo tôi, những vụ xử án oan sai phải được xử lý nghiêm bằng hình sự theo đúng
pháp luật, để giữ nghiêm kỷ cương, phép nước, bảo đảm công bằng xã hội.
ĐĐQH Huỳnh Nghĩa.
"Theo tôi, thuốc độc phải nhập từ nước ngoài và tiêm thuốc độc phải trải qua hai giai đoạn nên tốn kém hơn nhiều. Vì vậy, theo quan điểm của tôi, vẫn nên thi hành án tử hình bằng xử bắn thay vì xử án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Nhiều ý kiến tại các đoàn ĐBQH cũng đề nghị nên xử bắn các phạm nhân bị án tử hình, bởi hiện còn tồn đọng tới gần 700 tử tù" - đại biểu Quốc hội Huỳnh Nghĩa.
|
Có thực tế là mỗi khi xảy ra oan sai, ngân
sách nhà nước lại được chi ra để bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai.
Theo nhìn nhận của ông, phải xử lý vấn đề này thế nào cho phù hợp?
- Bồi
thường oan sai đang là một trong những vấn đề mà tôi cũng như không ít ĐBQH rất
trăn trở. Không thể bồi thường danh dự cho người bị oan sai theo kiểu này và
càng không thể lấy ngân sách nhà nước ra để xử lý. Việc cần làm là truy rõ người
gây hàm oan cho người bị oan sai và cá nhân đó phải có trách nhiệm bồi hoàn lại
cho Nhà nước bởi những sai phạm do mình gây ra.
Trong Luật Bồi thường Nhà nước,
qua báo cáo của Bộ Tư pháp, tôi thấy điều đó vẫn chưa được thể hiện rõ. Theo
tôi, trong thời gian tới, Quốc hội cần giám sát vấn đề xử lý trách nhiệm với
đối tượng làm oan sai cho người khác. Ai làm oan sai, người đó phải tự chịu
trách nhiệm về hậu quả gây ra. Thậm chí, tùy theo mức độ nặng, nhẹ, đối tượng
này phải bị xử lý hình sự.
Xin cảm ơn ông!
Long Nguyên (ghi) (Long Nguyên (ghi))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.