Theo ông Nguyễn Linh Ngọc, cùng với quá trình phát triển kinh tế, thu hút đầu tư…, Việt Nam còn tồn tại nhiều cơ sở công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường cao. Cả nước vẫn còn 67 khu công nghiệp, 532 cụm công nghiệp đang hoạt động chưa hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hơn 5.000 làng nghề hầu hết còn sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng dân cư.
Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc đang trao đổi với đại biểu (ảnh: Hồ Văn)
“Có 36 cơ sở sản xuất công nghiệp cần được giám sát đặc biệt và 132 dự án, cơ sở, khu sản xuất tập trung cần kiểm soát thường xuyên thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp không thân thiện với môi trường”, ông Ngọc cho hay.
Các đại biểu dự hội nghị (ảnh: Hồ Văn)
Cũng theo ông Nguyễn Linh Ngọc, hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang gây nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh, chủ yếu là ô nhiễm nguồn nước do thải đất đá và nước thải mỏ; bụi thải phát sinh trong quá trình khai thác, vận chuyển. Ngoài ra, hoạt động khai thác cát sỏi trái phép trên các sông lớn cũng đang làm thất thoát tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, trở thành nỗi bức xúc của nhiều địa phương. Việc phát triển hàng loạt các công trình thủy điện cũng dẫn đến những tác động tiêu cực như xâm chiếm, phá hoại diện tích rừng tự nhiên lớn… gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái ở hạ lưu.
Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc cho biết, Hội nghị đối thoại nhằm giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong mâu thuẫn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.