“Chúng là loài bò sát to lớn gợi nhớ lại trong tâm trí mọi người về một loài khủng long ăn thịt, đôi khi có thể đứng bằng những chân sau chẳng khác gì loài khủng long bạo chúa. Chúng tìm kiếm thịt người như một món ăn khoái khẩu”, Gordon Grice tiết lộ trong cuốn sách “The Book of Deadly Animals” (Những loài động vật nguy hiểm chết người).
Bàn móng vuốt sắc nhọn của rồng Komodo dùng để đào đất tìm xác chết.
Thực tế loài bò sát ăn tạp này thường săn bắt các loài bò sát khác, thậm chí là cả những con rồng Komodo yếu thế hơn, ăn thịt chim, trứng chim, các động vật có vú, khỉ, lợn rừng, dê, hươu, ngựa và cả trâu nước. Món ăn ưa thích của chúng là cả những xác chết động vật đã bốc mùi.
>> Rắn hổ kịch độc hóa thành khổng lồ nguy hiểm chết người
Theo nghiên cứu của Gordon Grice cho biết, ở Bali, Indonesia, một số bộ tộc còn có truyền thống vứt xác người chết cho các con rồng Komodo ăn thịt. Ở những nơi khác, loài rồng này còn sử dụng móng vuốt sắc nhọn to khỏe của chúng để đào bới các ngôi mộ lôi xác lên ăn.
Trang Listverse cho rằng, có thể do quái vật Komodo đã ăn quá nhiều xác người nên chúng thấy thèm “thịt người” nên có rất nhiều trường hợp người đã bị loài vật này tấn công.
Quái vật thèm xác chết rồng Komodo thè lưỡi trên đường đi tìm thức ăn.
Để bảo vệ người chết, ở nhiều nơi khác, chẳng hạn như ở Komodo, Indonesia, người dân khi chôn cất người chết đã sử dụng rất nhiều hòn đá nặng đặt lên ngôi mộ để loài thú ăn thịt này không thể nào đào mộ được.
>> Những cảnh dở khóc dở cười khi chị em không “phanh” nổi ham muốn sex
>> Vì sao Minh "sâm" vượt mặt trùm xã hội đen Năm Cam về độ nguy hiểm?
Các ngôi mộ cũng được phủ lên lớp đất và đá sét có độ kết dính chắc để ngăn chặn sự xâm nhập của rồng Komodo.
Một số bộ tộc ở Indonesia dựng nhà sàn phòng tránh quái vật ăn thịt người Komodo Dragon.
Một số bộ tộc không ngờ rằng việc cho rồng ăn xác chết lại làm chúng trở nên hung bạo hơn cả với người sống. Cuối cùng họ đã phải dựng những ngôi nhà sàn với cầu thang cao để có thể chống lại loài thú này.
Được biết rồng Komodo sinh sống nhiều ở các quần đảo của Indonesia. Loài vật này lần đầu được người châu Âu đề cập tới trong tài liệu năm 1910, lúc đó người ta còn nghĩ nó là một loài “cá sấu cạn”. Trong thế giới tự nhiên hoang dã, rồng Komodo trưởng thành thường nặng tới 70 kg, dài 2,5 mét.
>> Quái vật biển hình Mặt trăng nặng nửa tấn ở Nghệ An
Chúng có thể ăn một lượng thức ăn nặng hơn 80% so với trọng lượng cơ thể. Loài vật này không có nọc độc nhưng lại có tuyến nước bọt chứa rất nhiều vi khuẩn nhiễm trùng, khoảng 58 loài khác nhau, khiến con mồi dễ dàng gục ngã nếu bị nó cắn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.