Kinh nghiệm bảo vệ môi trường của quốc gia đông dân nhất thế giới

Lưu Văn Bính Thứ hai, ngày 20/05/2019 19:30 PM (GMT+7)
Những thành tựu đạt được trong việc chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc trong ba thập kỷ qua mang lại giá trị kinh tế rất to lớn cho người dân, đó là điều không thể phủ nhận nhưng đi kèm là môi trường tại Trung Quốc trở nên ô nhiễm trầm trọng. Thủ đô Bắc Kinh cũng như 70 thành phố của Trung Quốc, khói mù đã bao phủ trên diện rộng. Chính vì vậy Đảng, Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng công tác bảo vệ môi trường sinh thái và coi đây là nhiệm vụ sống còn của đất nước cần đặc biệt quan tâm thực hiện một cách triệt để.
Bình luận 0

Phát triển xanh là chiến lược quan trọng bậc nhất

Trung Quốc khẳng định một cách rõ ràng và kiên quyết hơn về vấn đề bảo vệ môi trường, sinh thái; coi đây là chiến lược phát triển quan trọng bậc nhất, mặc dù sẽ phải thực hiện một cách lâu dài và bền bỉ bên cạnh việc tiếp tục duy trì và thúc đẩy tăng trưởng nhanh

img

Nhà máy nhiệt điện Pannan ở quận Pan, TP. Lục Bàn Thủy, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc

 Vấn đề môi trường hiện nay không chỉ còn là vấn đề kinh tế hay vấn đề xã hội mà còn là vấn đề chính trị (dễ dẫn đến tình trạng khiếu kiện và tập trung đông người, đặc biệt là ở các vùng bị ô nhiễm nặng do sản xuất của các khu công nghiệp). Cần coi việc bảo đảm môi trường sinh thái tốt là một sự đầu tư (không phải là chi phí) và điều này sẽ dẫn đến các nguồn lợi trong dài hạn: Nguồn thu từ du lịch; thu hút được người giàu, người giỏi đến làm việc và định cư; thu hút được các công ty công nghệ đến đầu tư… Cần kiên định về tư tưởng, gắn trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái cho người đứng đầu các địa phương/bộ, ngành và tăng cường sự giám sát thông qua các tổ công tác của Đảng.

Trung Quốc hiện nay rất coi trọng, đề cao việc bảo vệ môi trường sinh thái, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng không chỉ ở cấp Trung ương mà còn ở cấp địa phương. Hiện nay, Trung Quốc xác định bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của lãnh đạo địa phương.

6 biện pháp bảo vệ môi trường

Để bảo vệ môi trường, Trung Quốc thực hiện nhiều biện pháp như: (1) Áp dụng, phát triển các công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; (2) Đổi mới mô hình tăng trưởng, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, ngành nghề theo hướng tăng trưởng xanh, loại bỏ dần và xuất khẩu những nhà máy, công nghệ gây ô nhiễm môi trường; (3) Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; (4) Xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường: (5) Thúc đẩy tiêu dùng xanh; (6) Nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của người dân...

img

Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng, hậu quả của việc phát triển nóng. Ảnh: IT

Một trong những ví dụ điển hình về bảo vệ môi trường sinh thái của Trung Quốc là chính sách “Ba sinh” (sinh sản, sinh hoạt và sinh thái) trong đó yêu cầu tất cả các cụm thành phố và đô thị cần phải đảm bảo 3 vùng có sự tương tác và hỗ trợ lẫn nhau: vùng sản xuất, vùng sinh hoạt và vùng sinh thái hay việc thí điểm và triển khai mạnh mẽ việc xây dựng “thành phố thẩm thấu” (“Thành phố hải miên”) nhằm chống úng lụt, thiếu nước và nước không đảm bảo vệ sinh thông qua ứng dụng công nghệ bê tông thấm nước, hệ thống lọc và tách nước sinh hoạt với nước mưa, xây dựng hệ thống hồ và tăng cường xanh hóa thành phố.

Chính sách này không chỉ được áp dụng ở tầm vi mô mà còn được áp dụng ở tầm vĩ mô với việc phân chia toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc thành 3 vùng: vùng sản xuất (các cụm đô thị và thành phố trực thuộc trung ương); vùng sản xuất nông nghiệp; vùng sinh thái. Trong đó vùng sinh thái là vùng phải được bảo tồn, gìn giữ, phát triển và coi đó như là huyệt đạo bảo vệ Trung Quốc.

Tạm ngưng hoặc giảm bớt một số nhà máy, hạn chế số xe hơi lưu thông trên đường trong thời gian nhất định, đồng thời, tăng cường hệ thống chuyên chở công cộng, trong đó có hệ thống tàu điện ngầm, để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân; khuyến cáo người dân hạn chế các hoạt động ngoài trời, học sinh có thể tiếp tục chương trình học thông qua Internet… vào các ngày ô nhiễm nghiêm trọng.

Một giải pháp vô cùng quan trọng và cũng là giải pháp mang lại nhiều lợi ích nhất mà Chính phủ Trung Quốc đưa ra là thay thế than đá bằng các loại khí đốt tự nhiên trong sinh hoạt, cũng như hoạt động thương mại. Nồi hơi và lò đốt sử dụng nhiên liệu là than đá, gỗ, hoặc các chất thải là nguồn phát sinh ô nhiễm lớn, có hại tới sức khỏe và tuổi thọ người dân.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem