Kinh tế việt nam
-
Trong báo cáo về tình hình kinh tế Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, cuộc chiến Nga – Ukraine đang có những tác động đến kinh tế Việt Nam, trong đó có áp lực gia tăng lạm phát.
-
Theo tờ Nikkei, Mỹ và Nhật Bản sẽ đề xuất khuyến khích các quốc gia ASEAN tham gia vào một khuôn khổ chuỗi cung ứng mới, nhằm ngăn chặn sự thiếu hụt chất bán dẫn và các hàng hóa chiến lược khác, khi họ tìm cách giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.
-
ADB ghi nhận tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức 6,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023 nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao và thương mại cùng nhiều chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng.
-
Với những khó khăn mà Việt Nam gặp phải khi đối phó với biến chủng Omicron và việc nhập khẩu dầu với giá trị lên tới 3% GDP..., Wb đã điều chỉnh giảm mạnh dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống còn 5,3%, thay vì mức 6,5% như hồi tháng 10/2021...
-
Là một nước có nhiều điểm tương đồng, nhưng Indonesia là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới và có độ cạnh tranh cao với Việt Nam. Năm 2021, GDP của Indonesia lớn nhất Đông Nam Á với hơn 1.000 tỷ USD, GDP bình quân đầu người là 4.1174 USD cao hơn nhiều so với Việt Nam.
-
Thế giới đang có những bất ổn khó lường. Việt Nam khó tránh ảnh hưởng, dù đã có những chính sách ứng phó. Tuy nhiên, cần nhận diện sự lệch pha với thế giới, dù có tấm đệm đỡ.
-
Với dân số vào khoảng gần 100 triệu người, trong đó có đến 61 triệu người dùng điện thoại thông minh, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam được dự báo phát triển mạnh vào năm 2026 với doanh số khoảng 56 tỷ USD.
-
Cùng với sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế, nhiều lĩnh vực, trong đó có bất động sản được cho là sẽ có triển vọng tốt. Bởi, đây vẫn là một kênh trú ẩn an toàn của nhiều nhà đầu tư.
-
Tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 chưa lường hết được đã nảy sinh áp lực mới từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, khiến cho quá trình phục hồi và phát triển của kinh tế Việt Nam trở nên vô cùng thách thức.
-
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam bứt tốc và đuổi đến sát nút "con hổ thứ 3" Đông Nam Á Philippines. Với GDP chỉ kém 1 bậc và là nền kinh tế thứ 4 Đông Nam Á, Việt Nam có cơ hội vươn lên vượt Philippines đang chững lại trong những năm gần đây.