Kỷ luật 13 đảng viên để giữ rừng

Thứ ba, ngày 12/07/2011 13:35 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Như NTNN đã thông tin, Huyện ủy Lạc Dương vừa quyết định kỷ luật 13 đảng viên (từ khiển trách đến cảnh cáo) do có liên quan đến việc rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim bị xâm hại.
Bình luận 0

Lãnh đạo Huyện ủy khẳng định, đó là hành động cần thiết để tăng cường quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn.

“Mức kỷ luật xứng đáng”

Trao đổi với NTNN ngày 10.7, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lạc Dương Trần Công Chánh cho biết: Ngoài xử lý kỷ luật một số đảng viên và đề nghị kỷ luật một tổ chức cơ sở Đảng, đầu tháng 7 này, Thường trực Huyện ủy cũng đã chỉ đạo thành lập một đội phản ứng nhanh của huyện nhằm lập lại trật tự trên lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện.

img
“Thiếc tặc” hoành hành và đã phá nhiều diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim trong nhiều năm qua.

Về việc kỷ luật 13 đảng viên, theo Chánh, trong tháng 6.2011, Thường trực Huyện ủy đã thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra 4 tổ chức cơ sở Đảng và 18 đảng viên có dấu hiệu sai phạm trong chỉ đạo việc thực thi công tác quản lý khoáng sản và quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là việc quản lý bảo vệ rừng tại các dự án đầu tư trên lâm phần dọc theo tuyến Quốc lộ 723 nối Đà Lạt – Nha Trang thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim quản lý.

“Điều đáng nói, qua kiểm tra, tất cả 18 đảng viên và cả 4 tổ chức cơ sở Đảng này đều có dấu hiệu vi phạm. Trong đó, 5 đảng viên và 3 tổ chức cơ sở Đảng tuy có dấu hiệu vi phạm, nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật. Hình thức kỷ luật từ khiển trách đến cảnh cáo là mức kỷ luật xứng đáng dành cho các đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng còn lại!” – ông Trần Công Chánh khẳng định.

Như NTNN đã nhiều lần phản ánh, tình trạng rừng bị tàn phá bởi các dự án đầu tư, các doanh nghiệp và nạn khai thác khoáng sản trái phép ở rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim dọc theo tuyến Quốc lộ 723 đã diễn ra từ nhiều năm qua. Chính quyền và cơ quan chức năng của huyện đã có nhiều động thái tích cực suốt một thời gian dài nhưng chưa đủ độ quyết liệt nên chưa thể lập lại trật tự.

Doanh nghiệp lợi dụng sơ hở để phá rừng

Ông Trần Công Chánh thừa nhận, đối với các dự án đầu tư, có thể do còn những sơ hở về cơ chế quản lý nên không ít doanh nghiệp lợi dụng điều này để trục lợi bất chính, làm nguy hại đến tài nguyên rừng.

Khu vực đất rừng đầu nguồn Đa Nhim trong nhiều năm qua cũng bị đào bới tan hoang để tìm quặng thiếc. Trong vài tháng qua, lực lượng chức năng của huyện Lạc Dương đã triệt phá hàng chục điểm khai thác thiếc có quy mô lớn gây thiệt hại đáng kể cho rừng phòng hộ ở đây.

Tại báo cáo của Huyện ủy Lạc Dương về việc kỷ luật cán bộ đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng mới nhất thể hiện: Dọc tuyến Quốc lộ 723 Đà Lạt – Nha Trang có hơn 30 dự án (trong tổng số 62 dự án được UBND tỉnh Lâm Đồng cho thuê đất rừng) với tổng diện tích rừng 4.500ha đã triển khai trong vài năm qua.

Đó là các dự án đầu tư trên các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, du lịch, chăn nuôi gia súc, nuôi cá nước lạnh ngay trên đất lâm nghiệp thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim.

“Thành Phong là một trong những doanh nghiệp có không ít sai phạm trong việc triển khai dự án!” – ông Chánh khẳng định. Theo báo cáo của huyện, trên diện tích rừng đã giao cho Công ty TNHH Thành Phong quản lý, qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện có đến 1,6ha rừng thông bị tàn phá nghiêm trọng bằng hình thức khoét gốc và đổ thuốc độc cho đến chết cây.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem