Nhưng vua cha sớm “oải” các đảng đối lập nên cấm họ hoạt động từ năm 1973 và giải tán quốc hội, loại bỏ hiến pháp từ ngày 12.4.1973 để ông trở thành người nắm quyền lực tuyệt đối. Vua Sobhuza II còn lập kỷ lục có 70 vợ và 218 đứa con, nên một cái quyền mà ông không khoái chút nào, đó là quyền lựa ra một “thằng con” để nối ngôi.
Khi Vua Sobhuza II băng hà năm 1982, bà mẹ dày dạn kinh nghiệm của Mswati đưa con lên ngôi, và anh lập nghi thức kế ngôi bằng cách chém chết một con sư tử, lấy vương hiệu là Mswati III. Ông vua trẻ từng du học Anh, được gọi là “Sư tử” và là một trong những vị vua giàu nhất thế giới, với số tài sản ước tính 100 triệu USD.
Ông tự xưng là người hiện đại, lấy ít vợ hơn vua cha và năm 2005 ký duyệt hiến pháp mới, nhưng các đảng chính trị vẫn bị cấm, nhà vua chỉ định thủ tướng và nếu thích thì “vô tư” giải tán quốc hội, khiến Swaziland trở thành “kẻ ngoài cuộc” tại lục địa châu Phi ngày càng dân chủ hóa.
|
Vua Mswati III và các bà vợ |
Mswati III đã bị các tổ chức nhân quyền gọi là “tên độc tài” của vương quốc Swaziland. Ở đất nước này, người nào dám “mắng vua” sẽ bị cáo buộc là “phạm tội khủng bố”. Năm 2011, Maxwell Dlamini 22 tuổi bị bắt ở gần biên giới Nam Phi, bị lùa vào xe cảnh sát để điều tra vai trò của anh trong một “kế hoạch nổi dậy”.
Dlamini là người ủng hộ dân chủ, là chủ tịch Hiệp hội sinh viên Swaziland, kể anh bị “cớm” đấm, đá, bị buộc tội lén đem vũ khí và thuốc nổ từ Nam Phi vào để tổ chức một cuộc bạo loạn có vũ trang: “Họ lột tôi trần truồng, bắt nằm trên một tấm phản rồi trói tôi, một sĩ quan còn dùng túi nhựa toan làm tôi chết ngạt”.
Những cuộc tra tấn kéo dài hàng giờ sau đó kết thúc, Dlamini bị ngồi 10 tháng tù vì tội tàng trữ vũ khí, rồi bị kết án 32 tháng tù nhưng được thả sau khi cho anh nộp một số tiền bảo lãnh tại ngoại. Dlamini hứa sẽ tiếp tục đấu tranh đòi dân chủ cho đồng bào: “Nếu phải chết, bị bắt, bị tra tấn để đạt được mục tiêu ấy, tôi sẵn sàng hy sinh”.
Theo Dòng Đời
Vui lòng nhập nội dung bình luận.