Lai Châu: Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thăm bản "suối có vàng", làm homestay trên cây ở đỉnh Sơn Bạc Mây

Trần Quang Thứ sáu, ngày 23/04/2021 06:06 AM (GMT+7)
Ngày 22/4, đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do đồng chí Thào Xuân Sùng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm trưởng đoàn đến thăm bản du lịch Sin Suối Hồ (trong tiếng Mông có nghĩa là “suối có vàng”), xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu).
Bình luận 0
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thăm bản "5 không" lạ lùng bên đỉnh Sơn Bạc Mây - Ảnh 1.

Ngày 22/4 đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do đồng chí Thào Xuân Sùng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm bản du lịch Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu).

Nằm dưới chân núi Sơn Bạc Mây, Sin Suối Hồ từng nổi tiếng là "bản nghiện" (bản có nhiều người nghiện thuốc phiện) ở huyện Phong Thổ (Lai Châu) nhưng đến nay, nơi này đã trở thành bản "5 không"(không hút thuốc phiện, không thuốc lào hay thuốc lá, không uống rượu, không cờ bạc, không xả rác bừa bãi).

Trao đổi với các thành viên trong đoàn công tác, anh Vàng A Chỉnh, trưởng bản Sin Suối Hồ cho biết, sau hàng chục năm đoàn kết, đồng lòng vượt khó, đến nay, cán bộ và bà con bản Sin Suối Hồ đã thoát khỏi đói nghèo và "nàng tiên nâu"(ma túy).

Bản Sin Suối Hồ hiện có 136 hộ (100% dân tộc Mông) nhưng có đến 20% số hộ có thu nhập từ 100 triệu đồng, có một số hộ đạt trên 200 đồng đến 300 triệu đồng/năm nhờ làm du lịch cộng đồng và trồng địa lan, thảo quả.

Đến Sin Suối Hồ, các thành viên trong đoàn công tác không khỏi ngỡ ngàng khi được tận mắt thấy những ngôi nhà gỗ, nhà trình tường với lối kiến trúc mang nét đặc trưng của người Mông. Điểm nhấn độc đáo của những ngôi nhà này là hàng rào đá được xếp bằng tay bao quanh nhà, chỉ cao tới nửa người. 

Cấu trúc này vừa tạo sự chắc chắn cho ngôi nhà, vừa có công dụng làm mát vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông. Đến nay, tại bản Sin Suối Hồ còn giữ được hàng chục ngôi nhà trình tường truyền thống, tạo nên phong cảnh hữu tình đồng thời làm tăng thêm sức hấp dẫn đối với du khách.

Là người tiên phong đưa mô hình du lịch cộng đồng về Sin Suối Hồ từ năm 2015, đến nay, anh Vàng A Chỉnh đã có thu nhập cao hàng trăm triệu đồng/năm. Bên cạnh việc làm giàu cho mình, anh còn vận động 13 hộ khác ở bản xây dựng, cải tạo nhà ở, khôi phục các nét đẹp văn hóa của người Mông để làm du lịch homestay.

"Trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, Sin Suối Hồ đón hàng chục nghìn lượt khách trong và ngoài nước mỗi năm. Cùng với việc trồng và kinh doanh địa lan, nhiều hộ có thu nhập cao từ 50 triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng", trưởng bản Sin Suối Hồ khẳng định.

Chia sẻ niềm vui với bà con bản Sin Suối Hồ, đồng chí Thào Xuân Sùng khẳng định: Cán bộ và người dân Sin Suối Hồ đã làm nên kỳ tích rất đáng tự hào. Chúng tôi thấy rất mừng trước những thành tích mà mọi người đã đạt được trong cuộc sống và làm giàu.

Với “mỏ vàng” là tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa bản địa phong phú, người dân cần cù, sáng tạo, người đứng đầu Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tin tưởng Sin Suối Hồ sớm trở thành bản du lịch cộng đồng kiểu mẫu thu hút ngày càng du khách trong và ngoài nước đến hưởng thụ văn hóa bản địa, ẩm thực. Qua đó giúp tăng thu nhập cho người dân trong bản.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thăm bản "5 không" lạ lùng bên đỉnh Sơn Bạc Mây - Ảnh 2.

Người dân Sin Suối Hồ giới thiệu với các thành viên trong đoàn công tác về mô hình du lịch cộng đồng ở bản.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thăm bản "5 không" lạ lùng bên đỉnh Sơn Bạc Mây - Ảnh 3.

Các thành viên trong đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thưởng thức các tiết mục văn nghệ, nhạc cụ truyền thống đặc sắc ở Sin Suối Hồ.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thăm bản "5 không" lạ lùng bên đỉnh Sơn Bạc Mây - Ảnh 4.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam đánh giá cao mô hình chăn nuôi con đặc sản phục vụ khách du lịch ở bản Sin Suối Hồ. Đồng Chí Thào Xuân Sùng gợi ý, cán bộ, lãnh đạo huyện Phong Thổ và xã Sin Suối Hồ nên nghiên cứu đưa giống gà rừng Thái Lan vào nhân nuôi để phục vụ khách du lịch.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thăm bản "5 không" lạ lùng bên đỉnh Sơn Bạc Mây - Ảnh 5.

Bên cạnh nhà gỗ, nhà trình tường truyền thống, một số hộ người Mông ở Sin Suối Hồ còn thiết kế "Tổ chim" (nhà trên cây) để phục vụ khách du lịch.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thăm bản "5 không" lạ lùng bên đỉnh Sơn Bạc Mây - Ảnh 6.

Khu chợ trưng bày, bán sản phẩm trang phục dân tộc Mông ở bản Sin Suối Hồ hoạt động vào sáng thứ 7 hàng tuần thu hút nhiều khách du lịch tới mua sắm.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thăm bản "5 không" lạ lùng bên đỉnh Sơn Bạc Mây - Ảnh 7.

Đoàn công tác thăm khu trồng thảo quả của người dân trên núi Sơn Bạc Mây bên cạnh bản Sin Suối Hồ. Để tăng thêm thu nhập cho bà con, đồng chí Thào Xuân Sùng lưu ý cán bộ, lãnh đạo địa phương cần nghiên cứu tìm ra và áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc chuẩn vào sản xuất giúp người dân chăn nuôi gà đen, trồng cây thảo quả cho năng suất cao hơn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem