Có vẻ như LĐBĐ TP.HCM định học theo câu chuyện cái tên Thể Công bị đòi lại, cất trong tủ kính của nhà lưu niệm cũng vì thành tích của đội quá bết bát mà ảnh hưởng tới truyền thống hơn 50 năm của Thể Công. Vấn đề là đổi tên xong thì… đi đâu? Thể Công được Lam Sơn Thanh Hóa mua lại quân. Đội QK 4 bị xóa sổ để rồi bây giờ núp bóng Navibank Sài Gòn.
Bóng đá Việt Nam trong quá trình chuyên nghiệp hóa, sự thay đổi rõ rệt nhất là ở cái tên. Những CAHP, CAHN, CA TP.HCM, CSG hay Thể Công chỉ còn là những kỷ niệm xưa cũ. Thay đổi để phù hợp với sự phát triển cũng đúng nhưng tình thế bây giờ, chuyện đổi tên hay đòi lại cái tên lại diễn ra quá dễ dàng tới mức làm người ta cảm tưởng những giai đoạn lịch sử đáng tự hào dễ dàng bị trao đổi, mua bán, thậm chí đòi lại.
Một trào lưu vật chất hóa những giá trị về tinh thần từng tồn lại.
Lại mới đây, một tin sốt dẻo nữa: Có khả năng Xi măng Hải Phòng lại… đổi tên. Kể từ khi bóng đá VN lên chuyên nghiệp, đội Công an Hải Phòng liên tục đổi tên từ Thép Việt Úc - Hải Phòng, Mitsustar Haier Hải Phòng, Vạn Hoa Hải Phòng… Mỗi doanh nghiệp lại gắn lên đầu hai chữ Hải Phòng một cái tên lạ hoắc. Không biết vài năm nữa, sẽ là cái tên gì...
Hạng nhất, V.League có những cái tên mới. Nhưng có vẻ như bóng đá cũng mất rất nhiều, không đơn giản chỉ là những cái tên.
Vi Thành
Vui lòng nhập nội dung bình luận.