Lai lịch pháo kéo 155mm độc nhất của Việt Nam

Thứ năm, ngày 23/11/2017 12:29 PM (GMT+7)
Mặt dù hiếm khi xuất hiện trong nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu tuy vậy pháo binh Việt Nam vẫn có trong biên chế pháo kéo 155mm.
Bình luận 0

img

Không giống như các mẫu pháo kéo thông thường khác của Pháo binh Việt Nam, M114 là mẫu pháo kéo khá đăc biệt khi nó là mẫu lựu pháo duy nhất của quân đội ta sử dụng cỡ nòng 155mm. Tuy nhiên sự đặc biệt này cũng tác động không nhỏ đến việc vận hành sử dụng M114 trong nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Trong ảnh là một kho niêm cất pháo kéo M114 155mm của Quân khu 5. Nguồn ảnh QPVN. Nguồn ảnh: QPVN.

img

Pháo kéo M114 155mm trong biên chế quân đội ta hiện tại được phát triển bởi hãng chế tạo vũ khí Rock Island Arsenal (Mỹ) từ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, được sản xuất với số lượng tới hơn 10.000 khẩu trong giai đoạn từ 1941-1953. Và kể từ đó cho tới nay M114 vẫn giữ vai trò quan trọng trong lực lượng pháo binh một số nước. Nguồn ảnh: QPVN.

img

Còn về nguồn gốc pháo kéo M114 của Việt Nam, nó là một trong những vũ khí quân đội ta thu giữ được từ quân đội ngụy Sài Gòn do Mỹ viện trợ. Sau năm 1975, pháo kéo M114 tiếp tục được quân đội ta sử dụng cho tới tận ngày nay với biên chế không xác định. Nguồn ảnh: QPVN.

img

Dựa trên phóng sự mới đây của kênh Quốc phòng Việt Nam trong công tác đảm bảo kỹ thuật hậu cần của Quân khu 5, ta có thể thấy chúng ta vẫn còn niêm cất và bảo quản một số lượng đáng kể pháo kéo M114 trong biên chế. Và hiện tại ngành kỹ thuật hậu cần quân đội đang từng bước khắc phục những hạn chế còn tồn đọng khiến M114 chưa thể phát huy toàn diện khả năng của mình. Nguồn ảnh: QPVN.

img

Dù có cỡ nòng lên tới 155mm, M114 có thể được xem là khẩu pháo có cỡ nòng lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên xét về tầm bắn thì M114 thua xa M46 130m mẫu lựu pháo chủ lực của pháo binh Việt Nam, với tầm bắn lần lượt là 14.6km so với 27.5km (với đạn thông thường). Nguồn ảnh: GlobalSecurity.

img

Về thiết kế cơ bản pháo kéo M114 155mm có trọng lượng khi hành quân là 5,8 tấn, khi chiến đấu là 5,6 tấn, chiều dài nòng 3,79m, cao 1,8m, rộng 2,43m khi hành quân. Và nó cần tới 11 binh sĩ để vận hành nhiều hơn ba thủ pháo so với M46.

img

Pháo được đặt trên khung bệ xe hai bánh và có thể kéo đi bằng xe tải bánh lốp hoặc bánh xích. Khung bệ pháo được thiết kế cho phép M114 nâng hạ nòng một góc -2 độ đến +63 độ hoặc xoay nòng trái, phải một góc 25 độ.

img

Về tốc độ bắn, pháo M114 có tốc độ bắn khá chậm 4 phát/phút trong điều kiện tác chiến thông thường và 40 phát/giờ với tầm bắn tối đa 14.6km, sơ tốc đầu đạn 563m/s. Sở dĩ M114 có tốc độ bắn chậm một phần do cơ cấu nạp đạn lỗi thời của nó, mặt khác trọng lượng của mỗi viên đạn pháo của M114 cũng không hề nhẹ lên đến hơn 40kg chưa kể liều phóng. Nguồn ảnh: TRMilitary.

img

Với một mẫu pháo kéo nặng tới hơn 5.8 tấn như M114 thời gian triển khai và thu hồi nó cũng là cả một vấn đề, điều này khiến nó gặp nhiều mối đe dọa trong môi trường chiến tranh hiện đại với nguy cơ dính phản pháo cao hơn nhiều các mẫu pháo kéo hạng nhẹ. Nguồn ảnh: Asset Library.

img

Dù còn nhiều khó khăn trong việc triển khai M114 cho nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trong biên chế các đơn vị pháo binh Việt Nam, nên rất hy vọng trong tương lai những hạn chế của M114 Việt Nam sẽ sớm được khắc phục để mẫu pháo này hoàn thành tốt vai trò và nhiệm vụ của mình. Nguồn ảnh: QPVN.

Trà Khánh (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem