Lãi suất

  • TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP) cho rằng, nếu thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng với quy mô lớn như nhiều nền kinh tế hiện nay thì có thể dẫn đến mất giá nội tệ, môi trường đầu tư trở nên rủi ro hơn, làm trì hoãn các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
  • Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về dư địa chính sách tiền tệ của Việt Nam để kích thích tăng trưởng, bao gồm khả năng tiếp tục giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, một điểm chung trong các ý kiến đưa ra của giới phân tích, giảm lãi suất vẫn phải căn cứ vào tín hiệu của thị trường.
  • Cuộc chạy đua giảm lãi suất huy động của các ngân hàng đã đẩy lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng giảm sâu, có nơi còn 3%/năm. Với mức lãi suất này, nhiều chuyên gia cho rằng người gửi tiền có thể sẽ hưởng lợi ít hơn, tương đương với mức mất giá của tiền đồng, thậm chí còn "âm".
  • Những doanh nghiệp có lượng phát hành trái phiếu nhiều nhất nửa đầu năm nay chính là nhóm liên quan các đại gia giàu nhất Việt Nam.
  • Ngân hàng kỳ vọng sẽ đưa thêm được nhiều vốn ra nền kinh tế, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng phục hồi. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng nên tăng theo sức hấp thụ vốn của nền kinh tế chứ không nên cố gượng ép.
  • Giá vàng đã lập đỉnh 9 năm khi vượt mốc 50 triệu đồng/lượng. Cùng với đó là quyết định giảm lãi suất huy động của các "ông lớn" ngân hàng nhằm hỗ trợ DN và kích thích tăng trưởng tín dụng. Liệu động thái này có kích thích dòng tiền "tháo chạy" khỏi hệ thống ngân hàng và chảy vào các kênh đầu cơ?
  • Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ có các giải pháp tiền tệ mạnh hơn như tái cấp vốn cho những dự án, công trình có tác động lan tỏa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế từ nay đến cuối năm.
  • Không chỉ ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, 4 “ônglớn” ngân hàng quốc doanh là BIDV, Vietcombank, Vietinbank và Agribank cũng đã nhập cuộc giảm lãi suất huy động lên tới 0,5 điểm % so với tháng 6. Hiện mức lãi suất huy động cao nhất tại 4 ngân hàng này chỉ còn 6,1%/năm.
  • Mặc dù các ngân hàng đã tích cực giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhưng mức lãi vay này vẫn còn cao so với “sức khoẻ” của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngân hàng không thể giảm lãi suất cho vay xuống mức 7-8%/năm như mong muốn của nhiều doanh nghiệp nếu lạm phát vẫn duy trì ở mức 4%.
  • Bất động sản "bất động", sản xuất kinh doanh đang chậm lại và thị trường chứng khoán cũng được đánh giá đang bước vào giai đoạn khó nhất trong năm. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh hiện nay kênh trú ẩn an toàn cho đồng tiền chính là gửi tiết kiệm mặc dù lãi suất huy động vẫn chưa dứt đà giảm.