Một trong những địa điểm hút nhiều
du khách nhất trong dịp tuyết rơi này là Sa Pa (tỉnh Lào Cai). Trên mạng xã hội
Facebook và các diễn đàn dành cho giới “phượt thủ” xuất hiện nhiều topic các
thành viên rủ nhau tổ chức tour tốc hành lên Sa Pa ngắm tuyết rơi.
Việt có tuyết rơi là hiện tượng
hiếm thấy ở Việt Nam nên dù thời tiết lạnh giá, nhiều du khách vẫn xách ba lô
lên đường.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/4-2013/images/2013-12-16/1434777306-edesapa_5.jpg)
Nhiều bạn trẻ tổ chức tour lên Sa Pa ngắm tuyết rơi bằng ôtô.
Theo ý kiến của một thành viên diễn đàn phuot.vn, thì trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hiện tại,
các phượt thủ nên chọn xe ôtô làm phương tiện di chuyển thay vì đi xe máy. “Trong
điều kiện thời tiết như hiện tại, hầu hết mọi người đều đi ôtô hoặc xe khách
chứ ít ai đi xe máy vì trời lạnh và đường cũng khó đi, trơn trượt, khuất tầm
nhìn cực kỳ nguy hiểm đặc biệt là đường lên Sa Pa”, thành viên này chia sẻ.
Việc
lái xe trong trời mưa tuyết phủ trắng đường tuy thú vị, nhưng tiềm ẩn rất nhiều
nguy hiểm. Vì vậy, việc di chuyển ôtô
như thế nào cho an toàn trong điều kiện có băng tuyết cũng được các thành viên
trên các diễn đàn phượt thủ và mạng xã hội Facebook chia sẻ.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/4-2013/images/2013-12-16/1434777306-0a8sapa_14.jpg)
Trước khi lên đường, các lái xe cần cần tham khảo kỹ các
kinh nghiệm lái xe trong trời mưa tuyết.
Một thành viên trên diễn đàn caravanvn chia sẻ: Ở các nước có
tuyết rơi như Nga, Nhật, Anh… xe ôtô
thường có một loại lốp chuyên
dụng dùng chạy trong mùa đông. Chiếc lốp này được thiết kế có nhiều
rãnh nhỏ bám đường tốt, thậm chí có đinh kim loại để làm vỡ băng tuyết. Còn
xe ở Việt Nam, tuyết rơi chỉ là hiện tượng hiếm nên loại lốp này rất ít được
bán bởi đa phần dùng lốp chạy mùa hè. Vì vậy, nếu di chuyển bằng
loại lốp chạy mùa hè trên đường băng tuyết sẽ rất nhiều rủi ro, các lái xe cần
hết sức lưu ý.
Trong khi đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng, trước và trong khi lên đường du khách cần tham khảo kỹ các
kinh nghiệm lái xe trong trời mưa tuyết. Đặc biệt, kỹ thuật điều khiển xe trên
đường băng tuyết, nhất thiết tránh nhấn ga đột ngột trong bất kỳ tình huống nào.
Mặt trường trơn trượt cũng không bảo đảm cho các cú phanh gấp, rẽ ngoặt hay
tăng tốc. Khoảng cách an toàn cho các xe cùng di chuyển nên được kéo dài gấp 3
lần tình trạng đường bình thường, nghĩa là tối thiểu cách khoảng trên 15m.
Một số kinh nghiệm lái xe trong thời tiết có băng tuyết:
- Không
nên cố vượt xe phía trước
Trên đường không nên cố vượt những
xe cào tuyết hoặc xe sửa chữa, rải cát, đá di chuyển trên đường vì lí do tầm
nhìn của tài xế điều khiển các xe này đang rất hạn chế, nếu cố vượt dễ xảy ra
va chạm. Hơn nữa, đó là các xe sửa chữa, làm cho chất lượng đường tốt hơn, nếu
bạn vượt qua bạn có thể gặp một đoạn đường xấu, khó đi hơn nữa.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/4-2013/images/2013-12-16/1434777306-2f9sapa_9.jpg)
Lai xe phải rất thận trọng để tránh gặp rủi ro khi di chuyển trong điều kiện thời tiết băng tuyết.
- Chú ý băng trong lẫn với màu đường
Khác
với tuyết trắng, băng có màu trong và lẫn với mặt đường màu đen. Vì
vậy, khi di chuyển lái xe cần quan sát kỹ từ xa và di chuyển chậm, chuyển động
bằng số thấp để tăng độ bám đường. Nếu là xe hộp số tự động, thì bấm O/D OFF để
xe chỉ chạy tối đa ở số 3, không lên tới số 4. Đã O/D OFF rồi, thì cũng mở Cruise
để khống chế tốc độ hợp lý.
- Trang trí xe sặc
sỡ để giữ tín hiện vị trí với các xe đồng hành
Khi di chuyển trong trời mưa tuyết, xe thường
bị tuyết phủ trắng rất khó nhận dạng. Vì vậy, để giữ tín hiệu báo vị trí xe của
bạn với các xe đồng hành, bạn nên nên dán thêm các miếng vải, đề can có màu sặc
sỡ (đỏ, da cam, bắt sáng) ở cần ăngten, đỉnh nóc, mũi xe.
- Làm gì khi xe bị lún trong tuyết?
Xe lún trong tuyết là trường hợp khá
phổ biến ở các nước có tuyết rơi dày đặc. Ở Việt Nam thì ít gặp những đợt tuyết rơi dày nhưng các bạn cũng nên lưu ý nếu
không may đi vào vị trí có tuyết rơi dày và bị lún.
Cách tốt nhất khi bị lún
tuyết là xoay tay lái nhiều lần để bánh xe
chuyển từ bên này sang bên kia, và đẩy tuyết ra khỏi đường di chuyển của bánh
xe. Tiếp sau đó là nhấn ga từ từ để đưa xe ra khỏi vũng lầy. Với những sự cố sa lầy nặng
hơn, cần đổ cát, rơm lót, sỏi, muối xuống trước và xung quanh bánh xe để tăng
độ ma sát bám đường. Nếu bạn cố đạp tăng ga để thoát ra thì
chỉ làm tình hình tệ hơn bởi tuyết như một thứ dầu nhờn chỉ làm bánh xe tiếp
tục lăn tròn sâu hơn vào hố tuyết.
- Một số lưu ý khác
Trên đường đi, bạn nên hé mở
một cửa sổ xe để tránh hiệu ứng thở không khí khu trú trong xe, hoặc khí lạnh
tràn đột ngột vào xe khi mở cửa. Bên cạnh
đó, bạn cũng nên rũ sạch giày, kiểm tra cần gạt làm sạch kính chắn gió khi vào
đường mưa tuyết. Việc giữ cho phía trong xe không có hơi nước làm mờ kính liên
quan tới đôi giày của bạn khi dừng xe ngắm cảnh tuyết rơi đâu đó và vô tình
mang theo lúc trở lại xe. Nếu bạn dừng xe thì trong khoảng 1 giờ đồng hồ cần mở máy trong vòng 10 phút
để tránh ống bô bị tuyết băng đóng kín.
Mạnh Xuân (tổng hợp) (Mạnh Xuân (tổng hợp))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.