Tình trạng lấn chiếm đất công, xây nhà trái phép tại Bình Định diễn ra rất phức tạp, nổi cộm ở địa bàn khu kinh tế tỉnh Bình Định, dọc các tuyến đường Quy Nhơn - Sông Cầu, đường ven biển của tỉnh…, vậy trách nhiệm thuộc về ai? Đây là vấn đề cử tri rất quan tâm tại kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Bình Định vừa qua.
Taluy ngăn cách giữa đường gom dân sinh và đường dẫn lên cầu Văn Phương đoạn bắc qua sông Đáy nối huyện Chương Mỹ và Thanh Oai bị người dân lấn chiếm, san gạt để mở cổng, làm sân vườn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, cũng ảnh hưởng đến kết cấu của cầu.
Người dân ở phường Tân Thành, TP.Cà Mau (tỉnh Cà Mau) hơn 10 năm qua gửi nhiều đơn đòi lại một phần kênh công cộng Bà Bống bị lấn chiếm rồi đem sang bán, song đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Ông Nguyễn Văn Hơn (56 tuổi, ngụ ấp Nguyễn Rớt, xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh) gửi đơn đến TAND huyện Tân Thạnh khởi kiện Chủ tịch UBND xã Hậu Thạnh Đông do không giải quyết triệt để hành vi lấn chiếm đất.
Sau khi Báo Dân Việt phản ánh và các cơ quan chức năng vào cuộc, nhiều chủ công trình vi phạm pháp luật về xây dựng ở thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) đã tự nguyện khắc phục hậu quả.
Người dân cho rằng việc xử lý qua loa của chính quyền địa phương đã dẫn đến tình trạng “đua nhau” xây dựng không phép tại thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế).
Dù các địa phương đã quan tâm hơn đến quản lý đất đai, nhưng tình trạng phân lô, bán nền đất nông nghiệp, sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm đất công vẫn xảy ra nhiều nơi. Do đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các địa phương phải tìm giải pháp hạn chế tình trạng trên.
UBND phường Phúc Xá vừa cung cấp thông tin liên quan đến phản diện tích đất lưu không đầu ngõ 49 phố Phúc Xá (phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP.Hà Nội) bị lấn chiếm.
Phát hiện nhiều tồn tại, hạn chế thậm chí trái quy định trong quản lý sử dụng đất đai tại TP.Bảo Lộc, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra công an tỉnh để làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan.