Lân cung đình xuống phố

Thứ tư, ngày 22/09/2010 11:32 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Lân được xem là linh vật, biểu trưng cho thái bình, thịnh trị. Thời Nguyễn, múa lân là loại hình nghệ thuật chỉ xuất hiện trong những ngày lễ trọng đại của triều đình như mừng thọ vua, thái hậu và đón tiếp sứ thần...
Bình luận 0

Còn giờ thì bất kỳ người dân xứ Huế nào cũng có thể được xem lân sư rồng cung đình Thái Nghi Đường biểu diễn.

img
Lân Huế biểu diễn thấp, tấn bộ khoan thai, đĩnh đạc mang cốt cách sang trọng và quyền uy bên cạnh tiết tấu trống chiêng mạnh mẽ, oai hùng.

Nếu như trước đây lân sư rồng Thái Nghi Đường chỉ biểu diễn vào các dịp lễ trọng trong triều đình nhà Nguyễn thì giờ đây người dân Huế, nhất là các em nhỏ có thể được xem các võ sinh trẻ biểu diễn ngay trên đường phố trong các dịp lễ hội và đêm rằm Trung thu xứ Huế.

img
Lân Thái Nghi Đường biểu diễn trước Lầu Ngũ Phụng, Đại nội Huế.
img
Các võ sinh của đoàn lân khởi động trước giờ biểu diễn.
img
Võ sinh đoàn lân sư rồng biểu diễn múa rồng trên đường phố Huế.

Thái Nghi Đường là đoàn lân cung đình duy nhất của Việt Nam hiện còn lại ở Huế. Thành lập từ năm 1930, đoàn lân Thái Nghi Đường do ông Hồ Thái Nghi đứng đầu.

img
Các em nhỏ ở Huế tò mò bên những chiếc đầu lân.
img
Phục vụ khán giả nhỏ tuổi.
img
Biểu diễn tiết mục “Lân tranh châu”.

Hiện nay, để giúp cho đoàn lân phát triển mạnh hơn lên, Nhà văn hoá Huế đã giao cho võ sư Hồ Văn Thái Sơn (người con trai út của cụ Hồ Thái Nghi) thành lập đoàn lân thành câu lạc bộ lân sư rồng Thái Nghi Đường để phục vụ các kì lễ hội lớn, trong đó có các kì Festival văn hoá Huế. Anh cũng đã đào tạo được một đội ngũ gần 60 tay múa trẻ có năng lực và tâm huyết với nghề.

img
Một võ sinh Thái Nghi Đường và chiếc đầu lân của mình.
img
Tiếp tục rong ruổi biểu diễn phục vụ người dân cố đô Huế.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem