Làng nghề
-
Làng nghề là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn, mang giá trị văn hóa cao, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân ở khu vực nông thôn, đặc biệt là có thể phát triển du lịch nhờ làng nghề. Tuy nhiên, thời gian gần đây các làng nghề đang mai một dần.
-
Vừa qua, UBND TP.HCM đã ban hành Kế hoạch 1784 hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn TP giai đoạn 2022-2025. Trong đó, có tập trung bảo tồn và phát triển 6 làng nghề và 6 ngành nghề truyền thống.
-
Xuất hiện từ năm 1969, nghề thổi thủy tinh ở xã Thống Nhất (huyện Thường Tín, Hà Nội) nhanh chóng trở thành nghề chủ lực. Do nhu cầu thị trường giảm, đến nay số hộ làm nghề chỉ còn đếm trên đầu ngón tay nhưng vẫn còn đó những người nghệ nhân tâm huyết với nghề, cặm cụi bên bễ lò, đèn khò thủ công.
-
Nghề vót cần câu cá đồng ở ấp Xẻo Cui, xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) có từ bao đời nay, được nhiều thế hệ nối nghiệp từ cha ông. Trải qua bao thăng trầm, hiện nghề vót cần câu vẫn tồn tại và phát triển, đem lại thu nhập ổn định cho khá nhiều người dân địa phương.
-
Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp là một điểm nhấn nổi bật trong phát triển du lịch tại tỉnh Bình Dương. Đề án bảo tồn và phát triển du lịch nhằm hồi sinh làng nghề đã có, nhưng nếu không sớm triển khai, làng nghề vẫn từng ngày đối diện nguy cơ mai một.
-
Không cần bỏ vốn, tận dụng thời gian rảnh rỗi, hàng trăm lao động nông thôn ở xã Phú Hưng (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) vẫn có nguồn thu khá ổn định từ nghề ráp lú. Sản phẩm lú ráp từ làng này bán chạy nhất vào mùa rộ cá đồng miền Tây.
-
Nằm cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 60km về phía nam, xã Thủ Sỹ (huyện Tiên Lữ, Hưng Yên) có nghề đan đó nổi tiếng đã hàng trăm năm. Hiện nay, nghề đan đó tuy không còn phát triển như những năm về trước nhưng những “nghệ nhân làng” vẫn cố gắng giữ nghề như một nét đẹp văn hóa của cư dân nông nghiệp.
-
Chú trọng phát triển thế mạnh nông nghiệp thông qua các mô hình kinh tế hợp tác là nền tảng để huyện Phú Xuyên (Hà Nội) hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới. Diện mạo nông thôn của huyện ngày càng thêm giàu đẹp, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao.
-
Thời gian qua, hoạt động làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được khôi phục, duy trì và có bước phát triển mạnh mẽ.
-
Hiện nay, Điện Biên chưa có nghề, làng nghề được công nhận theo Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.