Làng quê việt nam
-
Về với làng Nôm-một làng cổ đẹp nhất tỉnh Hưng Yên, du khách được đắm mình vào một quần thể di tích cổ kính bao gồm cổng làng, giếng nước, sân đình, chùa Nôm, những ngôi nhà cổ và độc đáo hơn cả là một di sản đặc biệt - cầu Nôm.
-
Tựa lưng vào con đê bao quanh dòng sông Cà Lồ, làng Đào Thục, huyện Đông Anh, Hà Nội như một bức tranh đồng quê sinh động, với con sông, giếng nước, sân đình và hình ảnh người nông dân trên cánh đồng lộng gió.
-
Nghệ nhân ở xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã làm ra những con chuồn chuồn tre đủ màu sắc, kích thước, trở thành món đồ chơi dân dã được nhiều người thích thú không kém gì những món đồ chơi hiện đại hấp dẫn...
-
Nằm ở khu vực ngoại thành, cách trung tâm Hà Nội hơn 30 km về phía Tây Nam, làng cổ Yên Trường (xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ) mang đậm "hơi thở" giản dị, đơn sơ của làng quê Bắc Bộ xưa.
-
Đến Làng tre Phú An, TX Bến Cát (tỉnh Bình Dương), nhiều người không giấu được cảm xúc vui thích khi được hòa mình với không gian xanh mát của rất nhiều loại tre tại đây.
-
Nhiều người dân ngỡ ngàng khi nhìn thấy hàng rào có hình cổng làng theo kiểu truyền thống cổ đặc trưng của làng quê Việt Nam được kết từ những cây ô rô trông rất lạ, thích mắt của ông Trịnh Văn Kỳ (thôn Yên Trường, xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội).
-
Từ những tác phẩm hoa bất tử vốn gần gũi với thiên nhiên, nghệ nhân Trần Thuỳ Duyên đã thổi hồn bằng những bức tranh đa sắc màu đầy sáng tạo về những cảnh đẹp đất nước, con người Việt Nam.
-
Phường Yên Nghĩa, (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) có giếng cổ kích thước rất lớn. Người dân địa phương cho biết, giếng cổ "khổng lồ" này được đào cách đây cả trăm năm, gắn liền với thời điểm đình làng được xây dựng.
-
Những chiếc túi Việt Htvncrafts được làm ra từ bàn tay tài hoa của người thợ làng nghề thêu tay Thanh Liêm, Hà Nam đã vượt ra khỏi làng quê Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ, Nhật… Chiếc túi không chỉ là tình yêu của người thợ, tình yêu làng nghề mà còn chứa đựng nét tinh tế về hình ảnh Việt Nam.