Làng quê việt nam
-
Khu du lịch thôn Anh An tái hiện lại tất cả dáng vẻ mộc mạc của làng quê Việt. Khách đến đó thoáng chốc ngỡ ngàng như đi lạc về vùng ký ức xa xăm nào đó ở thập niên 80 – 90 của thế kỷ trước.
-
Sài Gòn là thế, dù cho đời sống khó khăn nhưng cứ Chủ nhật là nghỉ. Thợ nghỉ, chủ nghỉ, cả nhà anh tôi đi chơi. Hai cái xe đạp, hai anh em mỗi người lai một đứa trẻ, chúng tôi ra Thảo Cầm Viên và đi thăm thú người làng. Đi đâu thì đi nhưng nhất định phải ghé qua ông Cả Đoạt.
-
Xã hội của thời kỳ hiện đại, trong dòng chảy của đời sống hiện đại, hình ảnh những người làm đầu Lân tưởng chừng chỉ còn trong ký ức của những thế hệ đã qua. Thế nhưng, ở miền quê ngoại thành Hà Nội là phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn có những người đam mê với giấy bồi, khung tre và vải màu.
-
Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát, người con của quê hương xứ Đoài (Sơn Tây, Hà Nội) vừa khiến công chúng ngạc nhiên khi công bố đàn trâu sơn mài 1.010 con.
-
Cửu Đỉnh nhà Nguyễn là nơi lưu giữ muôn đời những hình ảnh tượng trưng vẻ đẹp đất nước Việt Nam xưa. Mỗi chiếc đỉnh trong 9 chiếc đỉnh này lại tạc hình một loài chim khác nhau.
-
"Cây đa, bến nước, sân đình/ Đi xa ta nhớ nghĩa tình mình ơi." Về với mảnh đất Yên Thành (Nghệ An) được ngắm nhìn lại hình ảnh biểu tượng của làng quê Việt Nam-đình Trụ pháp. Ngôi đình có tuổi đời xuyên 3 thế kỷ, cũng là nơi có truyền thống cách mạng được lưu giữ, bảo tồn trọn vẹn cho đến ngày hôm nay.
-
Anh Đặng Huy Hoàng (Ba Đình, Hà Nội) đã dành hơn 10 năm để xếp hơn 2 triệu mảnh lego, biến những mảnh ghép này thành khung cảnh bình dị của làng quê Việt Nam. Với công trình của sự kiên nhẫn, miệt mài này, chàng trai này đã cho thấy tình yêu của mình với quê hương, đất nước.
-
Hôm nay, ngày 1/4/2021, Báo điện tử Dân Việt chính thức ra mắt chuyên mục: Tâm hồn làng Việt. Tâm hồn làng Việt là chuyên mục giới thiệu làng quê Việt Nam một cách sinh động về phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội...cho tới đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của người nông dân làm nông nghiệp, sinh sống ở nông thôn...
-
Tình làng xóm, láng giềng là đặc trưng văn hoá rất quan trọng trong làng quê Việt Nam, tạo nên mối quan hệ khăng khít xuất phát từ các cá nhân cố kết thành một làng, rồi từ đó tạo thành cộng đồng và xã hội. Và điều quan trọng là, câu chuyện phóng chiếu từ tình làng nghĩa xóm đã trở thành bản sắc văn hoá dân tộc.
-
Từ bao đời nay, làng quê Việt Nam luôn hiện hữu hình ảnh cây tre, với những lũy tre, rặng tre, bờ tre. Cây tre không chỉ gắn liền về mặt giá trị văn hóa mà còn mang lại giá trị về kinh tế, và các làng nghề đan lát ở huyện Đức Hòa (Long An) chính là là nơi gìn giữ nét văn hóa hồn tre đó.