Những quốc gia này có nền nông nghiệp phát triển và hình ảnh con trâu đã gắn liền với người nông dân như một biểu tượng của sức mạnh và tinh thần dũng mãnh. Tại Thái Lan, lễ hội chọi trâu có tên gọi “Ko Samui” là sự kiện rất phổ biến, thường được tổ chức vào những dịp đặc biệt như ngày đầu năm mới và tổ chức kèm trong lễ hội té nước nổi tiếng Songkran vào tháng 4 hàng năm. Ko Samui là một hòn đảo nằm trong vịnh Thái Lan, cách Bangkok 700km và được kết nối với những khu vực khác bằng những chuyến bay thường xuyên. Vì thế, hàng năm Lễ hội chọi trâu Ko Samui thu hút được một lượng khách du lịch lớn từ các thành phố và các nước ngoài Thái Lan. Thậm chí, hiện nay, Lễ hội chọi trâu ở Ko Samui là một trong những điểm đến được đăng ký sẵn trong các tour du lịch đến Thái Lan.
Lễ hội chọi trâu ở Ko Samui năm 2014. (Ảnh: I.T)
Những ông trâu tham gia lễ hội đều được tuyển chọn khá khắt khe, theo đúng tiêu chuẩn của trâu chọi, có sức khỏe và sự nhanh nhẹn, lỳ đòn. Trước khi vào trận đấu, những trâu thi đấu đều được người quản lý chăm sóc theo những nghi lễ cổ xưa ở Thái Lan. Sau trận đấu, trâu bỏ chạy được cho là thua trận và trâu thắng cuộc sẽ được nhận giải thưởng trị giá vài triệu baht. Ở mùa lễ hội tiếp theo, chú trâu thua cuộc sẽ không được tham gia thi đấu nữa.
Tại Indonesia cũng có lễ hội chọi trâu ở Tana Toraja Regency trên đảo Sulawesi. Lễ hội chọi trâu Tana thường diễn ra sau khi kết thúc vụ mùa, nhằm để tôn vinh sự thành công của những người làm nông nghiệp.
Ngoài lễ hội chọi trâu, còn có những lễ hội đua trâu nước rất độc đáo như Hội đua trâu Karrnataka ở Ấn Độ; Lễ hội đua trâu Chon Buri ở Thái Lan; Lễ hội đua trâu Babulang ở Malaysia; Lễ hội đua trâu làng Vihear Suor, Campuchia… Những lễ hội này đều nhằm tôn vinh sức mạnh của nền nông nghiệp lúa nước và không giết thịt trâu tham gia cuộc đua.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.