Về nơi thờ thân phụ của Đức Thánh Trần xem thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam tứ phủ của người Việt

Nguyễn Việt Chủ nhật, ngày 12/02/2023 08:14 AM (GMT+7)
Trong 2 ngày 11 và 12/2, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Cao - An Phụ, BTC Lễ hội xuân Quý Mão thị xã Kinh Môn (tỉnh Hải Dương) tổ chức liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam tứ phủ của người Việt năm 2023.
Bình luận 0
Về nơi thờ Cha của Đức Thánh Trần xem thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt - Ảnh 1.

Thanh đồng thực hành phần liên hoan. Mỗi thanh đồng thực hiện 3 giá hầu. Ảnh: Nguyễn Việt

Phát biểu khai mạc Lễ hội, ông Nguyễn Văn Thư, Trưởng BTC liên hoan nhấn mạnh, thờ Mẫu là tín ngưỡng bản địa có nguồn gốc từ lâu đời. Sớm được phát triển qua thời kỳ phong kiến. Đặc biệt từ thế kỷ thứ 15 - 19 đã phát triển mạnh mẽ trên mọi miền của đất nước.

Điều đó, đã tạo nên một nét văn hóa khá nổi bật trong bức tranh chung vốn hết sức đa dạng và phong phú của tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam. Đây là một tín ngưỡng có nguồn gốc bản địa đích thực.

Từ bao đời nay tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ là riêng của người Việt, có vị trí, vai trò đặc biệt, đáp ứng nhu cầu khát vọng trong cuộc sống thường nhật của một dân tộc được sinh ra và phát triển trong một nền văn minh lúa nước.

Về nơi thờ Cha của Đức Thánh Trần xem thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt - Ảnh 2.

Thanh đồng thực hành giá hầu. Ảnh: Nguyễn Việt.

Thờ Mẫu là một hệ thống đa thần (có khoảng trên 60 vị thần thánh), nhưng đứng đầu và bao trùm lên tất cả là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Tuy xuất hiện muộn trong điện thần (thế kỷ 16) nhưng lại giữ vị trí điện chủ trong điện thần đạo Mẫu. Đạo Mẫu lấy tôn thờ mẫu (Mẹ) làm đấng sáng tạo và bảo trì cho vũ trụ con người.

Nơi con người ký thác những mong ước khát vọng về đời sống trần thế của mình, đạt tới sức khỏe, tài lộc, hướng tới lòng từ bi bác ái, tinh thần cộng đồng, khuyến thiện của người Việt, một tôn giáo tín ngưỡng hướng về đời sống trần thế hiện tại, chứ không phải mai sau ở thế giới bên kia.

Về nơi thờ Cha của Đức Thánh Trần xem thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt - Ảnh 3.

Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt. Ảnh: Nguyễn Vieetjj.

Ông Thư cho rằng, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu là cách con người tôn thờ và giao tiếp với thần linh, tổ tiên của mình thông qua việc nhập thể linh hồn trong trạng thái tâm linh. Quãng thời gian và các nghi thức dành riêng cho việc nhập thể linh hồn được gọi là nghi lễ hầu đồng, nghi lễ thiêng liêng và quan trọng nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt.

Chính những nét văn hóa độc đáo, sâu sắc của "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" mà năm 2016 đã được Unesco chính thức ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Về nơi thờ Cha của Đức Thánh Trần xem thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt - Ảnh 4.

Mỗi thanh đồng thực hiện 3 giá hầu. Ảnh: Nguyễn Việt

Liên hoan nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam tứ phủ của người Việt trên địa bàn thị xã Kinh Môn.

Đặc biệt, BTC nghiêm cấm các thanh đồng thực hiện các hành vi: Phán truyền giả danh lời thánh; có hành động thái quá không đúng các lối thức diễn xướng trong hầu đồng; có nhiều hành vi lời nói, việc làm tuyên truyền mang tính mê tín dị đoan; lợi dụng việc tham gia liên hoan hầu thánh để tuyên truyền quảng bá mê tín dị đoan, phục vụ lợi ích cá nhân và thu lợi bất chính, trái quy định của pháp luật...

Clip: Liên hoan Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt. Thực hiện: Nguyễn Việt.

Tham gia liên hoan có 14 đoàn nghệ nhân thanh đồng đến từ TP Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh và các huyện Nam Sách, Bình Giang, Ninh Giang và thị xã Kinh Môn của tỉnh Hải Dương. Các nghệ nhân thanh đồng thực hiện 42 giá đồng, trong đó mỗi nghệ nhân thực hiện 3 giá đồng.

Mở đầu liên hoan, Nghệ nhân đồng thầy Vũ Quốc Đoàn (huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) thực hành 3 giá hầu gồm: Đức Ông Nhà Trần, Chúa Nguyệt Hồ, Chầu Bé. Tiếp đó đồng thầy Trần Tuấn Anh (TP Hà Nội) thực hành 3 giá hầu: Quan Lớn Tuần Tranh, Ông Hoàng Mười, Cô Đôi Thượng Ngàn. Sau đó, lần lượt là các giá hầu của các thanh đồng khác.

Về nơi thờ Cha của Đức Thánh Trần xem thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt - Ảnh 6.

Liên hoan thu hút rất đông du khách đến xem. Ảnh: Nguyễn Việt.

Mỗi giá hầu, tùy theo từng nội dung, câu chuyện diễn xướng của giá hầu được các nhạc công, cung văn và thanh đồng phối hợp trình diễn nhuần nhuyễn, hòa quyện. Nhạc công chơi nhạc đưa tiết tấu âm nhạc khi lên bổng, lúc xuống trầm. Cung văn hát với các bài hát văn lúc vui nhộn, khi lắng sâu, lúc hào hùng. Còn thanh đồng trình diễn bằng biểu cảm gương mặt, sự chuyển động uyển chuyển của thân người, sự mềm mại, múa dẻo của đôi bàn tay. Chính điều đó đã tạo nên sự hấp dẫn, cuốn hút của loài hình nghệ thuật dân gian này.

Về nơi thờ Cha của Đức Thánh Trần xem thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt - Ảnh 7.

Nhiều du khách thích thú dùng điện thoại ghi lại hình ảnh. Ảnh: Nguyễn Việt.

Liên hoan thu hút đông đảo du khách về tham quan, chiêm bái đền vào xem. Nhiều du khách ngồi xem cũng biểu cảm sự hồ hởi, phần khích trước sự trình diễn của các thanh đồng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem