Lò mổ hiện đại “chào thua” lò mổ lậu

Thuận Hải Thứ hai, ngày 29/06/2015 07:48 AM (GMT+7)
Là chủ cơ sở giết mổ heo (lợn), Vũ Văn N (ngụ phường Long Bình, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) kiêm luôn việc giết mổ bê, bò cung cấp cho các đầu nậu trong vùng khi có nhu cầu. Cuối tuần qua, sau khi đã hoàn tất xong công việc giết mổ heo hằng ngày, hàng xóm có tiệc đám cưới nên đặt N giết thịt một con bê con để đãi khách, N nhận lời không chút đắn đo.
Bình luận 0

Theo đó, việc giết mổ bê được thực hiện ngay tại vườn nhà N, bằng các dụng cụ thô sơ như dao, búa, dây thừng… Bò ngé trước khi bị giết thịt cũng không hề được tiêm thuốc tê hay bất cứ các phương pháp gây mê nào khác.

img
Trâu, bò bị bơm nước vào bụng tại một cơ sở giết mổ ở phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột. Ảnh: baodaklak
“Người yếu bóng vía mà nhìn thấy cảnh này chắc sẽ bị sốc. Ngay cả tui, quen với nghề buôn bán thịt heo thịt bò mấy chục năm nay mà cũng phải canh giờ họ xẻ thịt rồi mới dám tới nhận hàng, đâu dám đến sớm, lỡ nhìn thấy cảnh đập đầu bò thì ghê lắm”-một tiểu thương bán thịt tại chợ Biên Hòa (Đồng Nai) chia sẻ.

 

Bà Huỳnh Thị Thanh Bình – Phó Trưởng phòng Thú y cộng đồng, thuộc Cục Thú y (Bộ NNPTNT) thừa nhận, do tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ và thói quen sử dụng thịt “nóng” của người tiêu dùng, các cơ sở giết mổ thủ công, hoạt động tại các hộ gia đình thường xen lẫn trong khu dân cư, cạnh các chợ dân sinh… để tiện việc buôn bán, vận chuyển.

Trong khi đó, theo ông Phan Minh Báu – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai, dù đã đầu xây dựng các cơ sở giết mổ hiện đại tới thời điểm hiện tại, các cơ sở này chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Đồng Nai từng có dự án đầu tư xây dựng nhà máy giết mổ công nghiệp với dây chuyền công nghệ hiện đại với mục tiêu thay thế các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Tuy nhiên, chỉ sau vài năm hoạt động, hiện cán bộ duy nhất còn lại của cơ sở này là anh bảo vệ, làm nhiệm vụ ngăn chặn việc trộm cắp đồ đạc, máy móc. Hơn nữa, doanh thu từ hoạt động giết mổ của cơ sở thời gian qua cũng không đủ bù vào chi phí khấu hao máy móc, thiết bị…

Cũng tại tỉnh Đồng Nai, để tăng cường công tác quản lý hoạt động giết mổ gia súc gia cầm, trong năm 2014, địa phương này đã có hơn 10 cuộc họp cấp tỉnh, 20 cuộc họp cấp huyện, bổ sung 30 tỷ đồng cho các hoạt động kiểm soát. Bên cạnh đó, lực lượng công an, an ninh kinh tế, cảnh sát môi trường… cùng phối hợp, ráo riết kiểm soát hoạt động giết mổ. “Nhưng cứ đến thứ Bảy, Chủ nhật, khi lực lượng kiểm soát không đi kiểm tra - ông Báu thở dài.

Để cải thiện tình trạng giết mổ lậu, ông Phạm Văn Đông – Cục trưởng Cục Thú y cho rằng, từ năm 2014, Ban quản lý trung ương Dự án LIFSAP đã hỗ trợ các điểm giết mổ nhỏ, lẻ gắn kết với các chợ thực phẩm nâng cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh thú y và phương thức giết mổ. Đầu năm 2015, dự án tiếp tục hỗ trợ đầu tư nâng cấp thêm 73 lò mổ lợn quy mô nhỏ, kịp thời đáp ứng nhu cầu về thịt sạch của người tiêu dùng.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem