Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong ngành công nghiệp Kpop đang phát triển với tốc độ vũ bão, khoảng cách giàu nghèo giữa các công ty lớn và nhỏ ngày càng trở nên rõ rệt. Sự chênh lệch tài chính này thể hiện rõ qua chi phí sản xuất các sản phẩm âm nhạc.
Vài năm trước, một video âm nhạc (MV) Kpop chất lượng có thể được sản xuất với chi phí khoảng 150-200 triệu won. Tuy nhiên, ngày nay, chi phí đó đã tăng lên 400-500 triệu won, thậm chí một số dự án lên tới 800 triệu won hoặc 1 tỷ won. Min Hee Jin - Giám đốc điều hành của ADOR từng lên tiếng về vấn đề này, kêu gọi truyền thông chú ý đến những khó khăn mà các công ty nhỏ đang phải đối mặt.
Các công ty lớn hiện nay thường đầu tư sản xuất 2-3 MV cho mỗi lần ra mắt hoặc trở lại của nghệ sĩ để thu hút sự chú ý. Điều này tạo áp lực lớn cho các công ty nhỏ, vốn không có đủ nguồn lực tài chính để cạnh tranh. Nhóm nhạc nữ NewJeans, ra mắt vào năm 2022 đã phát hành tới 3 MV ngay khi debut, một điều chưa từng có đối với một nhóm nhạc tân binh.
Chi phí sản xuất MV tăng mạnh do giá vật liệu và nhân công leo thang, cùng với yêu cầu ngày càng cao về bối cảnh, đồ họa và các chi phí bổ sung khác. Ví dụ, chi phí thuê phim trường đã tăng từ khoảng 30 triệu won lên 50 triệu won. MV "Super Lady" của (G)I-DLE, với chi phí sản xuất lên tới 1,1 tỷ won, là một minh chứng cho xu hướng này.
Không chỉ chi phí sản xuất MV, các chi phí khác như quảng bá, đào tạo, quản lý, trả lương nhân viên, thuê phòng tập, ký túc xá... cũng tăng 30-50% so với trước đại dịch. Điều này khiến các nhóm nhạc mới ra mắt khó thành công nếu không có sự hậu thuẫn của công ty lớn hoặc được quảng bá mạnh mẽ từ các cuộc thi âm nhạc trên truyền hình.
Thậm chí, ngay cả khi được đầu tư lớn, thành công vẫn không dễ dàng. Nhóm nhạc nữ mimiirose, do ca sĩ Lim Chang Jung sản xuất với số vốn đầu tư gần 20 tỷ won, đã phải kết thúc hợp đồng với công ty quản lý chỉ sau hơn một năm ra mắt do không đạt được thành công như mong đợi.
Doanh thu của các công ty lớn như HYBE, SM, JYP và YG Entertainment đã tăng mạnh trong những năm gần đây, trong khi các công ty tầm trung phải vật lộn để theo kịp. Khoảng cách này không chỉ tồn tại giữa các công ty lớn và nhỏ mà còn ngày càng lớn giữa các công ty có quy mô vừa và lớn, khiến bối cảnh Kpop ngày càng trở nên phân cực.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.