Càn Lăng hiện là một trong số ít lăng mộ còn nguyên vẹn. Càn Lăng nằm ở núi Lương Sơn. Nhìn từ xa, lăng mộ khổng lồ gồm dải núi như người đàn bà nằm ngủ. Càn Lăng được xây dựng suốt 30 năm, bắt đầu từ năm 638. Hiện chưa có sự lý giải cho việc này. Nhiều khả năng do thế hệ sau phá hủy những tượng đá này. Còn nguyên nhân vì sao lại chỉ chặt đầu thì chưa rõ.
Những bí mật chưa có lời giải ở lăng mộ Càn Lăng
1. Gây tranh cãi nhất là tấm bia khổng lồ, cao tới 7,5m, nặng gần 100 tấn, không có chữ nào, gọi là vô tự. Trong khi ở phía tây, tấm bia trước lăng mộ Đường Cao Tông thì có những dòng chữ chói vàng óng ánh ca ngợi công đức.
2. Đường vào Càn Lăng được bố trí bởi 103 tượng đá, trong đó có 61 tượng biểu trưng cho các bộ tộc khác nhau của Trung Hoa. Điều đáng chú ý là 61 tượng các bộ tộc đều mất đầu bởi những nhát chém.
Theo ghi chép trong sử sách thì sau khi Đường Cao Tông mất ở Lạc Dương, con cháu Đường thất chủ trương xây lăng mộ ở Lạc Dương. Nhưng Võ Tắc Thiên vì muốn tôn trọng di nguyện của Cao Tông nên quyết định đã chọn mảnh cát địa trên cao nguyên Vị Bắc. Ngay lập tức triều đình đã tuyển chọn được 2 phương sĩ nổi tiếng nhất là Viên Thiên Cương nhà tinh tướng học nổi tiếng Tứ Xuyên và Lý Thuần Phong thái sử lệnh, đồng thời chuyên phụ trách âm dương và thiên văn lịch pháp của hoàng cung.
Viên Thiên Cương sau khi tiếp chỉ vội vã tìm dọc hai bên bờ Hoàng Hà đều không tìm được mảnh đất nào như ý. Sau khi đến bình nguyên Quan Trung ( bình nguyên Vị Hà), một hôm vào giờ tý nửa đêm quan sát thiên tướng bỗng thấy một dãy núi có mây tím ngút trời liền vội vàng chạy đến tìm phương hướng. Nhưng trong suốt một canh giờ không tìm thấy vật gì có thể đánh dấu bèn lấy ra được một đồng tiền đồng xới đất phủ lên làm dấu rồi xuống núi quay về triều phục mệnh.
Lý Thuần Phong sau khi tiếp chỉ cũng men theo hướng bắc dòng Vị thủy để tìm bảo địa. Một hôm giữa trưa, khi ánh mặt trời đang chiếu rực rỡ, ông ta nhìn thấy 5 ngọn núi đá nhô lên vô cùng kì lạ trên bình nguyên Tần Xuyên. Nếu nhìn từ Nam đến Bắc trông giống như một thiếu nữ đang ngủ trên mây trắng lưng trời. Người thiếu nữ đó ngũ quan đầy đặn. Đôi bồng đào săn chắc đối xứng, ngay đến nhũ hoa và rốn cũng rất rõ. Điều khiến cho ông ta cảm thấy kinh ngạc hơn đó là đôi chân của thiếu phụ cũng hiện lên rất rõ ràng, ở giữa còn có một dòng suối xanh thẫm nước chảy không ngừng. Lý Thuần Phong cảm thấy vô cùng kinh ngạc liền gieo quẻ bát quát, biết đây chính là mảnh phong thủy bảo địa nên rút trâm cài tóc đánh dấu rồi vội vàng hồi kinh.
Sau khi nghe hai người nói cùng một chỗ mà chọn được mảnh cát địa Võ Tắc Thiên bèn phái người đi kiểm tra. Khi đại thần đến Lương Sơn thì kinh ngạc tột độ vì hóa ra cây trâm cài tóc mà Lý Thuần Phong đánh dấu cũng chính là nơi mà Viên Thiên Cương đặt đồng tiền. Võ Tắc Thiên liền ra lệnh lập tức khởi công xây dựng Càn lăng, an táng Đường Cao Tông. Sau này Võ Tắc Thiên cũng hợp táng cùng chồng tại đây. Địa hình địa mạo của Càn lăng hoàn toàn ứng hợp với âm dương nhị nghi. Trời đất dung hòa, và sự kết hợp hoàn mĩ đạt đến độ tuyệt diệu. Càn chính là Thiên thuộc Dương, Khôn là Đất thuộc Âm. Âm Dương giao hợp sẽ sinh vạn vật.
Càn lăng tuy đã trải qua ngàn năm bể dâu nhưng vẫn hiện hữu. Mộ đạo đã nhiều lần đào bới nhưng cũng đành bó tay. Thậm chí, ngay đến cửa lăng, mộ đạo cũng không thể tìm thấy vì thế mảnh sơn thủy bảo địa này đã thực sự bảo vệ được sự bình yên cho giấc ngủ thiên thu của long thể. Nhưng có cổ nhân chỉ ra rằng, tuy phong thủy của Lương Sơn rất đẹp nhưng nó lợi Dương chứ không lợi Âm. Võ Tắc Thiên chọn nơi đây làm lăng mộ của mình và chồng là vì muốn đời đời con cháu Võ gia sau này được hưng thịnh.
Bí ẩn phong thủy của Càn Lăng
Thứ nhất: Long mạch của Càn lăng và Chiêu lăng của Thái Tông bị cắt lìa. Nếu như là bách tính lê dân táng ở đây thì có thể hưng thịnh ba đời. Nhưng nếu là hoàng đế mà táng tại đây e rằng sau ba đời giang sơn sẽ gặp nguy. Trên thực tế đúng như thế. Sau thời Đường Huyền Tông, triều Đường dần dần suy yếu và không tồn tại được đến 3 đời.
Thứ hai: Đầu của long mạch Đường triều là núi Cửu Lĩnh, Thái Tông được táng ở đây. Vì thế Đường thất đã hưng thịnh. Nhưng Lương Sơn là đuôi long mạnh vì thế long khí đã yếu nên con cháu Võ gia đã không giữ được cơ nghiệp.
Thứ ba: Đỉnh Bắc của Lương Sơn là cao nhất. Hai đỉnh trước mặt giống như đôi gò bồng đảo của thiếu phụ. Cả hình quả núi trông xa giống như thiếu phụ đang nằm ngủ với bầu ngực nhô cao. Đây chính là nơi lợi Âm khí, vì thế sẽ không có lợi cho Dương khí. Hơn nữa ngọn chính của Lương Sơn là mệnh Mộc. Hai đỉnh phía Nam thuộc Kim. Ba đỉnh núi còn lại tuy rất nhọn nhưng trông xa lại rất bằng phẳng thuộc Thổ. Kim khắc Mộc, Thổ sinh Kim. Từ đỉnh chính xuống lăng tẩm dẫn Âm khí để chế ngược Dương khí. Lúc đó Võ Tắc Thiên đang nắm thiên hạ nên việc chọn nơi đây làm lăng mộ cho mình có lẽ là có chủ ý riêng của bà.
Đương nhiên những quan điểm trên không có bằng chứng hay cơ sở để chứng minh đúng sai. Nhưng từ địa hình của Lương Sơn mà nói thì hai đỉnh núi cao sừng sững, hai con sông uốn lượn bao quanh thì bất kể Lương Sơn lợi Âm hay lợi Dương thì nơi đây vẫn là mảnh sơn thủy bảo địa hiếm có và Càn lăng vẫn là một ẩn số lớn chưa có lời giải.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.