Loài cá "ngũ quý hà thủy" xưa dùng để tiến vua, có giá trị như một vị thuốc, được coi là "mỏ vàng"

Nguyên An Thứ ba, ngày 02/05/2023 05:52 AM (GMT+7)
Loại cá này là đặc sản nổi tiếng ở Hòa Bình, người dân mang về nuôi trồng và nhân giống thành công mang về nguồn thu nhập cao. Đó chính là cá dầm xanh.
Bình luận 0

Cá dầm xanh là một loại cá quý, từng được mệnh danh “ngũ quý hà thủy”, một trong 5 loại cá tiến vua hiếm có khó tìm trong truyền thuyết. Có thể nói, thưởng thức cá dầm xanh đã trở thành niềm đam mê của biết bao người. Tìm kiếm, săn lùng cá dầm xanh, đắt mấy cũng mua là nhu cầu của những người “sành” ăn. Có người rình phục tận thượng nguồn để mua cá về đãi khách. Có người mải mê săn lùng cá do dân làng chài mới đánh bắt về không kể ngày đêm…

1. Cá dầm xanh sống ở đâu?

Loài cá nước ngọt này sống tập trung ở Trung Quốc, Lào và Phía Bắc Việt Nam. Tại Việt Nam, Cá Dầm Xanh sống chủ yếu vùng trung và thượng lưu các sông lớn thuộc hệ thống sông Hồng (sông Đà, sông Thao, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm). Hệ thống sông Thái Bình (sông Cầu, sông Thương), sông Mã, sông Cả và sông Lam.

Loài cá "ngũ quý hà thủy" xưa dùng để tiến vua, có giá trị như một vị thuốc, được coi là "mỏ vàng" - Ảnh 1.

Cá dầm xanh được coi là "ngũ quý hà thủy" cùng với cá anh vũ, cá lăng, cá chiên và cá bỗng, từng được ghi nhận trong sử sách như một sản vật tiến vua

Cá dầm xanh sông Đà là một đặc sản nổi tiếng của sông Đà (Hoà Bình). Loài cá này từng xuất hiện trong tuỳ bút “ Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân. Câu văn “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi” vừa thi vị mà cũng mô tả đặc tính cực kì khoẻ mạnh, nhanh nhẹn của loài cá này.

Một thời được mệnh danh là cá tiến vua, là một trong năm loài cá quý hiếm – “Ngũ Quý Hà Thuỷ”. Nhất là các con sông, con suối của vùng núi Tây Bắc. Thức ăn của cá là mùn bã hữu cơ, các loại tảo và động vật không xương sống cỡ nhỏ ở đáy sông.

Hàng năm, đến mùa sinh sản, cá thường chui vào các hang động để đẻ trứng. Để bắt loài cá này, ngư dân phải dùng lưới vì chúng rất khoẻ. Thậm chí, lưới dùng bắt cá phải là loại lưới tốt. Lùa được cá vào lưới phải bắt lên ngay bởi chúng có thể quẫy thủng lưới.

2. Cá dầm xanh có gì đặc biệt mà quý hiếm đến vậy?

Điểm đặc biệt ở cá dầm xanh là thịt thơm ngọt từ khi còn nhỏ như đầu ngón tay cho tới khi có trọng lượng trung bình 6 – 7kg, không giống như các loại cá khác là chỉ ngon khi trọng lượng lớn. Hơn nữa, thịt của cá dầm xanh còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như đạm, protein, canxi, chất béo, chất khoáng, vitamin…

Loài cá "ngũ quý hà thủy" xưa dùng để tiến vua, có giá trị như một vị thuốc, được coi là "mỏ vàng" - Ảnh 2.

Thịt cá dầm xanh ngọt, nhất là buồng trứng, đặc biệt phần xương cá rất mềm mà không có mùi tanh

Không chỉ có thịt thơm ngọt, một số bộ phận của cá dầm xanh sông Đà như buồng trứng và xương cá cũng rất mềm và bùi ngầy ngậy, vừa có giá trị dinh dưỡng, vừa có giá trị chữa bệnh. Vì thế mà dù chế biến cá dầm xanh theo cách thức nào thì cá cũng đều rất ngon mà không có mùi tanh. Cá dầm xanh có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như gỏi, lẩu, nướng, nấu cháo. Nhưng ngon bậc nhất vẫn là cá dầm xanh sông Đà hấp hoặc om.

Cá dầm xanh xuất hiện nhiều tại các sông ngòi ở các tỉnh miền núi phía Bắc và rải rác tại khu vực Bắc Trung Bộ Các nhà hàng, quán ăn ở Hà Nội cũng đưa loại cá này vào thực đơn.

Loài cá "ngũ quý hà thủy" xưa dùng để tiến vua, có giá trị như một vị thuốc, được coi là "mỏ vàng" - Ảnh 3.

Thịt của cá dầm xanh còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như đạm, protein, canxi, chất béo, chất khoáng, vitamin…

Cá dầm xanh sông Đà xưa kia rất hiếm do chúng không được nuôi mà được ngư dân săn bắt. Cá chỉ sống được ở vùng nước trong và có dòng chảy. Ngày nay, người dân xã Vạn Mai (Mai Châu) đã khai thác nuôi trồng loài cá này hiệu quả.

Bởi nơi đây có nhiều mạch nước ngầm chảy ra từ các mó nước ở khe núi, tạo điều kiện cực kì phù hợp để nuôi loài cá đặc sản này. Loài cá đặc sản sông Đà hiện nay là một trong các sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Hoà Bình.

Loài cá "ngũ quý hà thủy" xưa dùng để tiến vua, có giá trị như một vị thuốc, được coi là "mỏ vàng" - Ảnh 4.

Loài cá "ngũ quý hà thủy" xưa dùng để tiến vua, có giá trị như một vị thuốc, được coi là "mỏ vàng" - Ảnh 5.

Trên thị trường, cá dầm xanh có giá vô cùng đắt đỏ, lên tới 800.000 đồng/kg, có cả cá trong tự nhiên và cá nuôi

Hiện cá dầm xanh trong tự nhiên ngày càng hiếm, người dân huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã nuôi trong ao vườn và nhân giống thành công loại cá quý hiếm này.

Loài cá này ưa môi trường nước trong, không ăn cám công nghiệp như các loại cá khác mà thức ăn chủ yếu là cỏ, lá sắn, lá chuối, gốc lúa.... Các nhà hàng, quán ăn ở Hà Nội cũng đưa loại cá tiến vua này vào thực đơn.

3. Kỹ thuật nuôi cá dầm xanh?

Cá dầm xanh là loài chuyên sống vùng nước sạch, do vậy cần nắm rõ kỹ thuật nuôi cá Dầm Xanh để đạt hiệu quả cao, giảm thiểu tỷ lệ cá bệnh, cá chết.

Chuẩn bị ao nuôi nước ngọt. Độ pH từ 6-8. Nước sạch, không đặt ao gần nơi ô nhiễm môi trường. Việc này tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho cá.  Nhiệt độ ổn định: 20-300C.

Vị trí ao nuôi gần hệ thống thoát nước. Thuận tiện thay nước thường xuyên, đảm bảo nguồn nước an toàn và sạch sẽ.

Cá sống trong nước sạch, không nên dùng ao đất. Đất sẽ dễ làm môi trường nước không sạch sẽ, thức ăn dễ bị trộn lẫn trong đất. Tránh lãng phí thức ăn.

Nên lót bạt cho ao. Dễ vệ sinh, phù hợp cách sống ngoài tự nhiên của cá dầm xanh. Chiều cao ao từ 1,2-2 m. Diện tích 100m2 trở lên.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem