Loài cây được ví như thần dược giải độc cho gan nhưng tại sao lại không nên uống giải khát hàng ngày?

P.V Chủ nhật, ngày 18/08/2024 18:08 PM (GMT+7)
Theo chuyên trang của Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec, nhân trần là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc với tác dụng thanh nhiệt, hỗ trợ điều trị bệnh gan mật. Tuy nhiên, thực tế thì nhân trần tính mát nên có nhiều trường hợp cần lưu ý khi sử dụng.
Bình luận 0

Đặc điểm của cây nhân trần

Theo chuyên trang của Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec, nhân trần còn có tên gọi khác là chè nội, chè cát, hoắc hương núi, mao xạ hương, nhân trần có tên khoa học Adenosma caeruleum R. Br. thuộc họ hoa mõm chó Scrophulariaceae. Nhân trần thuộc cây thân thảo, sống lâu năm, thường có thể cao 0,5-1m, thân tròn có lông. Lá cây mọc đối xứng, có hình trái xoan nhọn, mép lá có hình răng cưa, hai mặt đều có lông và gân lá và khi vò lá có mùi thơm đặc trưng. Cụm hoa mọc thành chùm dạng bông ở kẽ lá hoặc đầu cành, có màu tím, đài hoa có 5 răng xếp thành hình chuông. Quả hình trứng, chứa các hạt nhỏ màu vàng. Sử dụng được toàn bộ cây.

Tác dụng của nhân trần

Nhân trần là vị thuốc đông y được sử dụng từ lâu đời với nhiều tác dụng, không chỉ vậy mà nhân trần còn được nghiên cứu và xác thực những chức năng trong việc điều trị bệnh lý gan mật.

Đã có nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng nhân trần trong đợt cấp viêm gan virus giúp các chỉ số men gan, bilirubin về ngưỡng bình thường, các triệu chứng ở người bệnh cũng được cải thiện rõ rệt như giảm vàng da, hết mệt mỏi, hết đau ở vùng gan, ăn ngon miệng hơn.

Do đó nhân trần tăng cường chức năng thải trừ độc của gan, tác dụng kháng viêm mạnh ở giai đoạn cấp tính, kháng khuẩn.

n - Ảnh 1.

Theo nghiên cứu, cây nhân trần có tác dụng tăng cường chức năng thải trừ độc của gan, tác dụng kháng viêm mạnh ở giai đoạn cấp tính, kháng khuẩn. Ảnh: T.L

Nhân trần còn có tác dụng giúp tăng tiết mật. Trong thành phần nước sắc nhân trần có chất 6,7-dimethoxycoumarin có tác dụng lợi mật và giảm trương lực cơ vòng Oddi, do đó giúp việc bài tiết mật trở nên dễ dàng hơn. Tránh tình trạng tắc mật, gây nên nhiều dấu hiệu bất thường.

Theo nghiên cứu thì nhân trần cũng có tác dụng hạ mỡ máu, điều trị rối loạn chuyển hóa lipid, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ.

Nước sắc nhân trần còn có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, thương hàn, phó thương hàn A, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn E.coli, trực khuẩn lỵ, tụ cầu vàng, não mô cầu, virus cúm... Giúp điều trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn.

Theo Y học cổ truyền, nhân trần có vị đắng, cay, tính hơi hàn, quy kinh tỳ, vị, can đởm. Vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, chỉ thống, lợi tiểu, thoái hoàng, làm ra mồ hôi. Được ứng dụng trong việc điều trị bệnh vàng da, sốt nóng, tiểu tiện không thông và giúp phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh.

Những lưu ý khi uống nhân trần

Để việc sử dụng nhân trần hiệu quả, hạn chế những tác dụng không mong muốn thì khi dụng cần chú ý một số lưu ý như: Nếu không có bệnh hay nguy cơ bệnh thì không nên uống trà nhân trần hàng ngày. Nguyên nhân là vì nhân trần có tác dụng lợi tiểu nên dẫn đến việc đào thải nhiều nước ra khỏi cơ thể. Từ đó, bạn dễ bị mất nước, gây mệt mỏi, thiếu tập trung. 

Không chỉ vậy, nếu gan không có vấn đề thì việc uống trà nhân trần hàng ngày sẽ khiến gan phải tăng bài tiết dịch mật do tác dụng lợi mật, dẫn đến dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh ra bệnh. Trong quá trình sử dụng nhân trần, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng việc dùng và thông báo ngay cho bác sĩ. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem