Vào mùa trứng kiến, người dân vùng cao Thanh Hóa tranh thủ nghỉ việc đồng ruộng, vào rừng săn trứng kiến. Nhờ thứ "lộc rừng" ngon, bổ dưỡng, mỗi ngày họ kiếm thu nhập từ 500.000 đến cả triệu đồng.
Cữ tháng Bảy đến tháng Mười âm lịch hàng năm, người dân các vùng ven đỉnh Pù Loi (Tân Kỳ ) lại vào mùa thu hái măng nứa, măng loi. Mỗi ngày, có gia đình thu hái được cả tạ măng, bán cho thương lái thu về tiền triệu. Nhờ “lộc rừng”, người dân có thêm nguồn thu đáng kể, cải thiện cuộc sống…
Vào dịp đầu năm, khi mùa màng đã thu hoạch xong thì cũng là lúc bà con 2 bản Bua Xá, Bua Hin (xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) rủ nhau lên rừng hái bông chít – thứ gọi là “lộc rừng” ban tặng cho người dân nơi đây. Nhờ bông chít, bà con có thêm đồng ra đồng vào khi tết Nguyên đán đang đến gần.
Những người chuyên tìm nấm mối thường truyền tai nhau, phải có duyên và nhẹ vía mới gặp được nấm mối, những ai nặng vía khó thấy cây nấm. Khi lấy nấm lên khỏi mặt đất, dùng cành cây vót nhọn thọc xuống bẩy lên, không được dùng đồ vật bằng kim loại bởi loài mối sẽ bỏ đi, năm sau nấm không mọc ở đó nữa.
Hằng năm, cứ độ tháng 4, tháng 5, thời tiết vùng cao rục rịch chuyển mình vào hạ. Độ ẩm, nhiệt độ dưới những tán rừng già tạo điều kiện lý tưởng cho nấm hương rừng sinh sôi.
Từ lâu, mật ong “Ba Chà”, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên được xem là “lộc rừng” ban tặng cho người dân nơi đây. Với chất lượng tốt, thơm, ngọt nhưng vẫn có chút dư vị đắng nhẹ đặc trưng của mật ong rừng. Sản vật thiên nhiên này được rất nhiều người dân và khách hàng gần xa yêu thích.
Sau Tết là thời điểm người dân huyện An Lão, tỉnh Bình Định bước vào vụ khai thác đót tự nhiên, vụ thu hoạch đót - "lộc rừng" thường kéo dài từ tháng Chạp đến hết tháng 3 âm lịch.
Mùa măng le đã đến, nhiều người dân ở các xã: Ba Cụm Bắc (huyện Khánh Sơn), Cam Phước Đông (thành phố Cam Ranh), Cam Phước Tây (huyện Cam Lâm) tỉnh Khánh Hòa lại tranh thủ vào rừng để tìm hái măng le. Công việc này tuy nhọc nhằn nhưng giúp họ có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống hàng ngày.
Thay vì chỉ tìm và khai thác trong tự nhiên như trước đó, thời gian gần đây nhiều gia đình thiểu số người Hre ở các huyện miền núi Minh Long, Ba Tơ...còn đưa cây mây rừng về trồng trong vườn nhà, nương rẫy để tăng thu nhập cho gia đình.
Với mong muốn đưa các loại phong lan bản địa đến gần hơn với người chơi lan trên khắp cả nước, HTX Lộc Rừng được đánh giá là đơn vị đi đầu trong việc nhân giống, trồng và kinh doanh phong lan ở tỉnh Cao Bằng, đem lại nguồn thu lớn cho HTX.