Lợi nhuận quý 4 của Samsung giảm mạnh trong bối cảnh suy thoái chip toàn cầu

Huỳnh Dũng Thứ ba, ngày 31/01/2023 15:16 PM (GMT+7)
Samsung Electronics vừa báo cáo lợi nhuận hàng quý thấp nhất kể từ năm 2014, và cho biết tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài sẽ khiến nửa năm đầu năm 2023 trở nên khó khăn hơn.
Bình luận 0

Lợi nhuận của Samsung giảm mạnh trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Vốn dĩ, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đã phát triển mạnh trong hai năm đầu tiên của đại dịch nhờ vào thế mạnh kép về các bộ phận và thành phẩm, được hưởng lợi từ nhu cầu mạnh mẽ đối với PC, TV và chip cung cấp năng lượng cho máy chủ khi đại dịch buộc hàng triệu người phải làm việc tại nhà.

Nhưng công ty gặp khó khăn hơn trong việc vượt qua cú sốc kinh tế do cuộc chiến của Nga với Ukraine gây ra, làm gián đoạn chuỗi cung ứng công nghiệp và khiến các nền kinh tế lớn phải vật lộn với thực trạng lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm hơn.

Công ty gặp khó khăn hơn trong việc vượt qua cú sốc kinh tế do cuộc chiến của Nga với Ukraine gây ra, làm gián đoạn chuỗi cung ứng công nghiệp và khiến các nền kinh tế lớn phải vật lộn với lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm hơn. Ảnh: @AFP.

Công ty gặp khó khăn hơn trong việc vượt qua cú sốc kinh tế do cuộc chiến của Nga với Ukraine gây ra, làm gián đoạn chuỗi cung ứng công nghiệp và khiến các nền kinh tế lớn phải vật lộn với lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm hơn. Ảnh: @AFP.

"Môi trường kinh doanh xấu đi đáng kể trong quý 4 do nhu cầu yếu trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái," Samsung cho biết trong một tuyên bố.

Không chỉ dừng tại đó, Samsung Electronics cho biết hôm 30/1 rằng, lợi nhuận hoạt động đã giảm trong quý IV năm ngoái, do những cơn gió ngược kinh tế toàn cầu đã dập tắt nhu cầu đối với chip bán dẫn và điện thoại thông minh - hai nguồn doanh thu chính của công ty.

Công ty công nghệ Hàn Quốc cho biết lợi nhuận hoạt động của họ đạt 4,3 nghìn tỷ won (3,5 tỷ USD) trong ba tháng quý 4 tính đến tháng 12/2022, giảm 69% so với cùng kỳ năm trước đó, và là kết quả tồi tệ nhất kể từ quý 3 năm 2014. Trong cả năm 2022, lợi nhuận hoạt động của Samsung giảm 16% xuống chỉ còn 43,4 nghìn tỷ won so với năm trước đó. Doanh thu đạt 70,5 nghìn tỷ won trong cùng kỳ, đánh dấu mức giảm 8%.

Liz Lee, phó giám đốc của Counterpoint Research, cho biết những bất ổn kinh tế kéo dài là yếu tố chính khiến Samsung phải chịu đựng. Lee nói với tạp chí Nikkei Asia rằng: "Lợi nhuận hoạt động giảm mạnh chắc hẳn chủ yếu do giá chip bộ nhớ giảm và nhu cầu đối với các thiết bị điện tử bị hạn chế". Cô ấy nói rằng sẽ không có thời gian hồi phục nào khi ngành công nghiệp chip tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Sự sụt giảm của gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc Samsung Electronics dự kiến sẽ tiếp tục trong nửa đầu năm nay. Ảnh: @AFP.

Sự sụt giảm của gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc Samsung Electronics dự kiến sẽ tiếp tục trong nửa đầu năm nay. Ảnh: @AFP.

Lee cho biết: "Vấn đề là Samsung và các nhà sản xuất chip bán dẫn khác dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong nửa đầu năm 2023, do nhu cầu về chip bộ nhớ và các loại chip khác tiếp tục giảm trong bối cảnh suy thoái kinh tế ngày càng sâu sắc, hàng tồn kho chip bán dẫn trong toàn ngành cao hơn bao giờ hết, vì vậy lợi nhuận của công ty sẽ tiếp tục giảm do gánh nặng hàng tồn kho như vậy với mức giá giảm đi kèm".

Ngành công nghiệp chip bán dẫn có tính chu kỳ cao và các công ty thường hiệu chỉnh các khoản đầu tư của họ cho phù hợp. Một số đối thủ của Samsung đang cắt giảm. Nhưng Samsung dường như vẫn kiên định với kế hoạch chi tiêu của mình, tiếp tục mua thiết bị mới, phần lớn là để chế tạo chip tiên tiến, theo nhiều nhà cung cấp tiết lộ.

Theo lĩnh vực, đơn vị chip đã chịu đòn nặng nề nhất trong quý 4, khi lợi nhuận hoạt động của nó giảm 96,9% xuống còn 270 tỷ won so với năm trước. Trong lĩnh vực di động, Samsung cho biết lợi nhuận quý 4 giảm xuống 1,7 nghìn tỷ won từ 2,66 nghìn tỷ won của một năm trước đó, do doanh số điện thoại thông minh giá rẻ và tầm trung sẽ giảm nhiều hơn dự kiến do "lạm phát tiếp tục và bất ổn địa chính trị".

Đối với năm 2023, trong khi những bất ổn kinh tế vĩ mô dự kiến sẽ tiếp diễn, Samsung dự đoán nhu cầu sẽ bắt đầu phục hồi trong nửa cuối năm. Lúc đó, mảng kinh doanh chip bán dẫn sẽ tiếp tục củng cố vị trí dẫn đầu thị trường và công nghệ, đồng thời mở rộng các quy trình chế tạo sản phẩm chip nhớ tiên tiến, chẳng hạn như chip DDR5, LPDDR5x và Gate-All-Around (GAA).

CW Chung, một nhà phân tích cao cấp tại Nomura, nói rằng: "Nhu cầu thấp đối với chip nhớ đã dẫn đến thu nhập giảm đáng kể và hàng tồn kho vẫn cao hơn. Trong khi đó, thu nhập từ công nghệ màn hình, trải nghiệm di động và điện tử tiêu dùng dường như cũng yếu hơn dự kiến do nhu cầu thấp mà chi phí tiếp thị lại cao hơn".

Nhà sản xuất chip nhớ và điện thoại thông minh lớn nhất thế giới đã báo cáo lợi nhuận quý 4 giảm 69% do nhu cầu của người tiêu dùng đối với các thiết bị điện tử giảm trong khi khách hàng chi tiêu ít hơn trong nền kinh tế yếu kém, kéo giá chip nhớ xuống. Ảnh: @AFP.

Nhà sản xuất chip nhớ và điện thoại thông minh lớn nhất thế giới đã báo cáo lợi nhuận quý 4 giảm 69% do nhu cầu của người tiêu dùng đối với các thiết bị điện tử giảm trong khi khách hàng chi tiêu ít hơn trong nền kinh tế yếu kém, kéo giá chip nhớ xuống. Ảnh: @AFP.

Một số nhà phân tích cho rằng mảng kinh doanh chip của Samsung sẽ ghi nhận khoản lỗ trong quý đầu tiên của năm 2023, kéo lợi nhuận tổng thể của quý này có thể xuống dưới mức của quý 4/2022.

Tuần trước, nhà sản xuất chip Intel Corp cho biết, họ dự kiến sẽ thua lỗ trong quý hiện tại do ngành công nghiệp máy tính cá nhân gặp phải tình trạng dư thừa chip. Còn các đối thủ chip nhớ Micron Technology Inc và SK Hynix Inc đã cho biết họ sẽ cắt giảm đầu tư vào năm 2023.

Bên lề hơn, trong khi điều kiện thị trường khó khăn vẫn tiếp diễn, Samsung dự kiến sẽ ra mắt loạt điện thoại thông minh Galaxy S23 mới vào tuần tới trong đợt ra mắt mở màn lớn đầu tiên của ngành công nghệ trong năm 2023.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem