Lời vĩnh biệt Giáo sư, Viện sĩ Đào Thế Tuấn

Lê Hân Thứ sáu, ngày 21/01/2011 04:32 AM (GMT+7)
Dân Việt - Vĩnh biệt Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng lao động Đào Thế Tuấn, một nhà khoa học suốt đời tận tuỵ vì nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Bình luận 0

GS. Đào Thế Tuấn sinh ra và lớn lên tại Huế, trong một gia đình trí thức nhưng ông lại chọn con đường nghiên cứu nông nghiệp để lập nghiệp. Sau khi tốt nghiệp đại học từ Liên Xô cũ đạt loại xuất sắc ông được chuyển tiếp sinh và đạt học vị Phó tiến sĩ (Tiến sĩ hiện nay) trở về với học vị Phó tiến sĩ Nông nghiệp đầu tiên của Việt Nam lúc bấy giờ, ông về nhận công tác tại Học Viện Nông lâm, gồm: Cơ quan giảng dạy trường đại học Nông nghiệp và cơ quan nghiên cứu nông nghiệp như Viện nghiên cứu Nông nghiệp của nước ta lúc bấy giờ) năm 1958.

Đến năm 1963, sau khi tách trường ra khỏi viện Ông ở lại Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (KHKT NN VN), giữ chức trưởng ban Trồng trọt, kiêm trưởng phòng Khoa học do GS Bùi Huy Đáp làm Viện trưởng. Đến thời kỳ chiến tranh chông Mỹ cứu nước, ông được Bộ Nông nghiệp điều động tăng cường cán bộ nông nghiệp cho khu 4 cũ giai đoạn 1963-1967.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tới năm 1967, ông trở về tiếp tục công tác giữ chức trưởng Bộ môn Sinh lý- Bảo vệ Thực vật, Viện KHKT NN VN, được phong học hàm Giáo sư và bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng Viện KHKT NN VN, rồi Viện trưởng Viện KHKT NN VN và được phong hàm Viện sĩ Viện Hàm lâm Khoa học Nông nghiệp Liên Xô (cũ) cho đến khi hết tuổi nghỉ điều hành năm 2004.

Lời vĩnh biệt Giáo sư, Viện sĩ Đào Thế Tuấn - Ảnh 1.

Giáo sư, Viện sĩ Đào Thế Tuấn phát biểu tại Hội thảo “Xuất khẩu gạo: Thực trạng và giải pháp” do Báo Nông thôn Ngày nay tổ chức năm 2009.

Ngay cả khi về hưu, ông vẫn tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, ông đã xin thành lập và giữ chức Chủ tịch Hội Khoa học PTNT.

Cuộc đời của GS- VS Đào Thế Tuấn gắn liền với sự nghiệp nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ông đi từ những nghiên cứu về cây trồng gắn với sinh hoạt, đời sông và tập quán của nông dân, từ cây lúa, củ khoai. Nghiên cứu tù những vấn đề cụ thể nhất như sử dụng phân: lân, đạm trong thấm canh đến cơ chế chuyển hoá lân thành đạm.

Những công trình của ông như: Nhu cầu phân bón cho cây trồng, Biện pháp sử dụng phân lân trong thâm canh lúa… GS cũng đã đưa ra biện pháp biến lân thành đạm thông qua cây bèo hoa dâu,cây điền thanh.

Các công trình này đều được Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) nghiên cứu ứng dụng và phổ biến cho các vùng trồng lúa trên thế giới lúc bấy giờ với cuốn sách "Súp-pe lân và cách sử dụng". Thật đơn giản, nhưng cũng thật hữu ích với người nông dân. Cũng từ nghiên cúu về sinh lý của việc sử dụng phân bón, ông đã phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh vàng lụi trên đất lúa ngập nước.

Nghiên cứu của GS còn tập trung vào thâm canh cây lúa. Miệt mài nghiên cứu, GS đã dồn tâm sức, trí tuệ vào nghiên cứu tìm hiểu ruộng lúa năng suất cao và đưa cơ sở khoa học để đạt được ruộng lúa năng suất cao. Công trình nghiên cứu này của GS làm cơ sở cho nhũng ruộng lúa lần đầu tiên đạt năng suất 10 tấn thóc/ha vào những năm 1970. Kết quả công trình đã được GS công bố trong cuốn sách "Sinh lý của ruộng lúa năng suất cao".

Từ đó còn mở ra những khái niệm mới về tích luỹ chất khô, sức chứa, cường độ quang hợp thuần, cường độ quang hợp bảo kiếm trong lúa. Lý thuyết này làm cơ sở khoa học cho các nhà chọn tạo giống lúa và cây cây trồng khác thực hiện có hiệu quả công việc của mình. Định hướng cho công tác chọn giống chịu thâm canh cao, chống chịu sâu bệnh, các điều kiện bất thuận ở các vùng sinh thái khác nhau. Thông qua phương pháp này đã định hướng cho chọn tạo ra 7 giống lúa, 2 giống ngô, 2 giống đậu tương góp phần đáng kể vào tăng năng suất cây trồng ở những năm thập kỷ 70 của thế kỷ XX.

GS-VS. Đào Thế Tuấn còn là cha đẻ của Bộ môn Hệ thông Nông nghiệp. Ông đã đi từ những nghiên cứu nhỏ lẻ, từ nghiên cứu hệ thông canh tác trong hợp tác xã, bố trí lại cây trồng trong HTX, mở ra một thời kỳ mới cho đa dạng hoá cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp nước ta phải được nghiên cứu trên cơ sở hệ thống đó cũng chính là những nghiên cứu mang tính chiến lược của GS-VS. Đào Thế Tuấn.

Ông không chỉ là Viện trưởng, mà còn là Nghiên cứu viên cao cấp trực tiếp làm Trưởng bộ môn Hệ thống Nông nghiệp. Nghiên cứu dựa trên cơ hệ thống về nông nghiệp Việt Nam, khâu nôi các lĩnh vực nghiên cứu nông nghiệp từ hệ sinh thái, kỹ thuật cây, con đến hệ kimh tế xã hội trong nông nghiệp. Định hướng này nó gíup cho các nhà nghiên cứu khoa học nông nghiệp nhìn nhận nông nghiệp một cách toàn diện hơn không bó hẹp trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên môn hẹp của mình.

GS-VS Đào Thế Tuấn sinh ngày 4-7-1931 tại thành phố Huế, nguyên quán ở Khúc Thủy, Thanh Oai, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Ông là con trai cả của cụ Đào Duy Anh.

GS đã mất vào hồi 11h30 ngày 19-1-2011 do tuổi cao, sức yếu hưởng thọ 82 tuổi. Tang lễ GS-VS. Đào thế Tuấn sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ viếng bắt đầu từ 11h30 đến 13h30 ngày 22-1-2011. Lễ truy điệu vào hồi 13h30 cùng ngày tại Đài hóa thân hoàn vũ Văn Điển.

Phối hợp với Pháp trong chương trình nghiên cứu hệ thông nông nghiệp lưu vực sông Hồng GS đã cho xuất bản cuốn sách "Hệ sinh thái Nông nghiệp". Các công trình nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp là cơ sở để xác định chính sách nông nghiệp và nông thôn phù hợp với phát triển của đất nước. GS còn tham gia nghiên cứu phát triển kinh tế hộ nông dân.Từ 1988 đến nay đã đề xuất chính sách phát triển hộ nông dân nước ta. Cuốn sách "Kinh tế hộ nông dân" 1997 đã góp phần phát triển kinh tế hộ nông dân.

Các công trình nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp là các công trình đầu tiên ấp dụng quan điểm nghiên cứu hệ thống nông nghiệp và nông thôn, làm cơ sở cho phát triển nông thôn. Các công trình vận dụng quan điểm nghiên cứu hiện đại áp dụng đầu tiên ở Việt Nam như: kimh tế hộ, thể chế, kimh tế học ngành hàng, kinh tế và tổ chức nông dân, tất cả đã mở ra hướng nghiên cứu mới cho nghiên cứu khoa học xã hội của nước ta.

GS-VS Đào Thế Tuấn là con người tận tuỵ suốt đời vì nền khoa học nông nghiệp Việt Nam, vì nông dân và nông thôn Việt Nam. GS là cây đại thụ của khoa học Việt Nam, là Viện sĩ hàn lâm khoa học nông nghiệp Liên xô, nhà nghiên cứu nông nghiệp lỗi lạc, người viện trưởng tài ba. Suốt cuộc đời mình, GS đã đưa ra xuất bản trên 200 bài báo, 20 đầu sách tiếng Việt, 1 sách tiếng Nga, 33 sách, báo, tạp chí tiếng Anh, 58 báo, tạp chí sách tiếng Pháp.

Với những công lao đóng góp của mình GS đã nhận được nhiều phần thưởng cao qui của Đảng, Nhà nước như: Huân chương Lao động hạng Hai, Huân chương Kháng hạng Ba, Huân chương kháng chiến Chống Mỹ cứu nước hạng Nhất và Huân chương Công trạng Nông nghiệp của nước Cộng hoà Pháp. Danh hiệu anh hùng Lao Động thời kỳ đổi mới, Giải thưởng Hồ Chí Minh. GS mất đi cũng đã để lại một gia tài quý báu cho nước nhà, đó là việc GS đã đào tạo, hướng dẫn ra nhiều thế hệ nhà khoa học là tiến sỹ nông nghiệp của VN.

Người gần gũi với báo NTNN

Trọn đời gắn bó với ngành nông nghiệp, đến khi về nghỉ hưu, an dưỡng tuổi già, GS-VS. Đào Thế Tuấn vẫn không ngừng nghiên cứu, dõi theo sự phát triển của ngành nông nghiệp nước nhà, đặc biệt những năm tháng cuối cuộc đời, GS đã dành trọn thời gian để nghiên cứu, đóng góp cho sự phát triển nông thôn (PTNT) Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Báo NTNN đã được GS chọn như một kênh thông tin để chuyển tải những bài phỏng vấn, đóng góp và cũng có thể coi như “người bạn” gần gũi, thân thiết của ông.

Một lần đến nhà GS ở phố Trần Duy Hưng (Hà Nội) để phỏng vấn về chủ đề PTNT nhằm đóng góp ý kiến cho Nghị quyết “tam nông” của Đảng, bất ngờ tôi thấy một tờ báo NTNN được kẹp ở trên cánh cửa cổng. Khi tôi bước vào gặp ông và hỏi: “GS đọc báo NTNN lâu chưa?”. Ông đáp ngay: “Gì chứ, riêng báo NTNN tôi theo dõi thường xuyên và hàng ngày, không bỏ sót số nào. Cho nên, từ lâu bà (vợ) nhà tôi đã đặt cho tôi một tờ báo NTNN”. Ông cho biết, lý do để ông đặt và đọc báo NTNN vì đây là một trong những tờ báo gần gũi với nông dân nhất, cũng là diễn đàn rất sôi nổi để các nhà khoa học chia sẻ, phát biểu ý kiến.

Lẽ thường, những nhà khoa học khi về hưu thường do tuổi cao, sức yếu, nên mỗi khi trả lời phỏng vấn thường hay sử dụng những kiến thức đã có từ trước để trả lời hoặc cập nhật thêm thông tin từ báo chí, truyền hình. Nhưng với GS-VS. Đào Thế Tuấn thì khác, mỗi lần đến phỏng vấn ông, chúng tôi đều nhận được những thông tin rất mới, xác đáng, bổ ích và mỗi cuộc phỏng vấn với GS như vậy thường kéo dài đến cả hơn 2 giờ đồng hồ mà chủ đề tưởng như vẫn chưa thể dứt.

Khi tìm hiểu kỹ, chúng tôi mới được biết, mặc dù đã bước qua ngưỡng tuổi 80, ngoài việc đọc sách, báo, GS cũng dành khá nhiều thời gian để đi dự các buổi hội thảo, thậm chí GS còn đi xuống thực tế với đời sống của nông dân, nông thôn.

Lần nữa, Báo NTNN tổ chức hội thảo “Xuất khẩu gạo: Thực trạng và giải pháp”, lúc đó mặc dù GS đã đi phải chống nạng, nhưng đầu óc vẫn minh mẫn lắm, GS vẫn đến và phát biểu với hội thảo về vấn đề đất đai và năng suất lao động, cũng như lợi ích của người nông dân khiến cả hội trường phải lắng nghe, chú ý.

Mới bấy lâu thôi, mà nay GS đã trở thành người thiên cổ, vậy là từ nay báo NTNN mất đi một GS đáng kính, một bạn đọc gần gũi, thân thiện và chan chứa tình cảm sâu lặng không thể nào phai.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem