Theo các nghiên cứu trước đó, thì trong môi trường yếm khí tuyệt đối, giới hạn tối đa cho hạt lúa nảy mầm chỉ là 100 năm, chuyện 3.000 năm là không thể. Nhưng các nhà khoa học Việt Nam vẫn nuôi hy vọng, “chỉ có cái chưa biết chứ không có cái không biết” là tư duy đúng đắn trong nghiên cứu khoa học, nên đã gửi hạt, vỏ trấu… của lúa cổ Thành Dền đến viện nghiên cứu nước ngoài nhờ giám định hộ.
Kết quả chẳng có lúa cổ nào cả, đấy chỉ là những hạt lúa Khang Dân đang trồng, có thể bị chuột tha, quạ thả lọt vào khu vực khảo cổ. Lúa cổ đâu không thấy chỉ thấy “lố của” khi hàng đống tiền đổ ra cho việc thí nghiệm, giám định này.
Một số vị đã nản, tuyên bố chấm dứt vụ “lúa cổ” cho bớt lố của. Nhưng còn một số vị không phục, đòi đem kiểm định lại, tuyên bố “sẽ làm đến cùng”. Chuyện thành bại khó nói trước, nhưng có lẽ với hạt lúa mà cả người nông dân ít chữ vẫn biết đó là lúa gì thì nên dừng là thượng sách, vừa bảo toàn uy tín khoa học, vừa giảm nhẹ thiệt hại do đã trót “lố của”.
MÕ
Vui lòng nhập nội dung bình luận.