Nhiều ý kiến cho rằng việc thông tin Thái Lan tuyên bố xả kho gạo tồn kho với hơn 11,4 triệu tấn trong vòng 2 tháng tới là không khả thi, do các vấn đề hậu cần như vận chuyển, nhân công… Hơn nữa, lượng đơn hàng cho số lượng gạo khổng lồ này cũng chưa sẵn sàng.
Một số mặt hàng “bất ngờ” có kim ngạch xuất khẩu cao là: Rau quả, tiêu, điều, sắn… Điều này cho thấy, kép phụ lên tiếng và chiến lược xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) của nước ta còn theo kiểu “ăn may”.
Chị Nguyễn Thị Nga- nông dân (ND) xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã mạnh dạn đầu tư nhà kho, dây chuyền xay xát, tiêu thụ lúa cho bà con trong vùng. Bao năm vất vả, hiện chị Nga đã trở thành tỷ phú, cơ sở của chị là địa chỉ tin cậy của bà con ND huyện Lệ Thủy - nơi được xem là vựa lúa của tỉnh Quảng Bình.
Nhận diện về những khó khăn trong nông nghiệp hiện nay, nhiều ý kiến đều chỉ ra rằng, một trong những “thủ phạm” quan trọng làm nông nghiệp sụt đà tăng trưởng chính là… lúa gạo. Trong khi lúa gạo sản xuất ra dư thừa không xuất khẩu được, thì ngược lại nước ta lại đang phải nhập khẩu sản lượng ngô và đậu tương ở mức cao kỷ lục.
Như NTNN đã thông tin về việc hàng trăm nghìn tấn gạo xuất khẩu của nước ta đang bị ùn ứ tại Lào Cai do chỉ phụ thuộc vào một cửa khẩu xuất khẩu tiểu ngạch. Theo ý kiến của các chuyên gia, xuất khẩu tiểu ngạch luôn ẩn chứa nhiều rủi ro, vì thế chúng ta phải siết chặt, thậm chí ngừng xuất khẩu tiểu ngạch.
Thời điểm này, hàng trăm ngàn tấn gạo đang bị ùn ứ tại cửa khẩu Bản Vược (Bát Xát, Lào Cai). Nguyên nhân chính là do vào mùa khô, phía Trung Quốc (TQ) đang chặn nước sản xuất điện, khiến việc vận chuyển gạo bằng đường thủy gặp khó khăn do chỉ có duy nhất một điểm thông quan.
Nhiều người làm nông đang trồng riêng những khoảnh lúa không phun thuốc sâu để gia đình ăn hoặc mua gạo ngoại với niềm tin đó là gạo sạch. Họ sợ gạo quê mình không an toàn vì bón nhiều phân hóa học và phun thuốc sâu.
Mặc dù việc thu mua 1 triệu tấn lúa quy gạo ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bắt đầu được triển khai, song theo ghi nhận của phóng viên NTNN, đến thời điểm này, giá lúa vẫn chưa có lợi cho nông dân.
Ngày 28.1, Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ Nam Định cho biết: Đến nay, Nam Định đã xây dựng 237 mô hình "cánh đồng mẫu lớn" với diện tích 11.471ha, trong đó triển khai thí điểm 8 mô hình "cánh đồng mẫu lớn" liên kết sản xuất lúa gạo chất lượng cao và rau màu với các doanh nghiệp tại 3 huyện Giao Thủy, Nam Trực, Ý Yên với diện tích 290ha.