Bảng lương giáo viên mầm non từ 1/7/2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34
Chia sẻ với PV báo Dân Việt, cô Nguyễn Vân Anh, giáo viên mầm non ở Hà Nội bày tỏ: "Giáo viên mầm non quá vất vả nhưng thu nhập lại chưa tương xứng. Việc nâng bậc lương thì rất bất cập vì mỗi nơi một kiểu và có quá nhiều điều kiện dẫn đến giáo viên rất khó thăng hạng. Thời gian qua chúng tôi rất mong chính sách cải cách tiền lương được thực hiện để thu nhập tăng thêm. Tuy nhiên, hiện tại chưa thực hiện cải cách tiền lương nhưng chúng tôi hài lòng trước quyết định lương cơ sở được tăng lên 2,34".
Trước đó, căn cứ Kết luận số 83-KL/TW ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị và Báo cáo số 329/BC-CP ngày 21/6/2024 của Chính phủ, Quốc hội thống nhất thực hiện các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cũng cho biết, sẽ tăng lương cơ sở khoảng 30%, từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2024.
Vì vậy, sẽ có sự thay đổi trong bảng lương của giáo viên mầm non kể từ ngày 1/7/2024.
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên mầm non được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (tương đương viên chức loại A2, A1, A0). Sau ngày 1/7, lương của giáo viên mầm non sẽ thấp nhất là 4,914 triệu đồng và có người cao nhất là 14,929 triệu đồng. Chi tiết bảng lương giáo viên mầm non như sau:
Công thức tính tiền lương giáo viên như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương + phụ cấp + thâm niên (nếu có)
Với mức phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo sẽ chia theo từng mức:
Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;
Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Mức phụ cấp thâm niên nhà giáo
Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm được tính thêm 1%.
Cụ thể, theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP, mức phụ cấp thâm niên nhà giáo được tính như sau:
Phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Lương cơ sở x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng.
Trong đó, thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP như sau:
- Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập.
- Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập).
Vui lòng nhập nội dung bình luận.