Lương Sơn Bạc

  • Đọc Thủy Hử, độc giả chúng ta hẳn tâm đắc với những trận đánh kinh thiên động địa của nghĩa quân Lương Sơn. Từ vụ cướp pháp trường Giang Châu cứu Tống Giang – Đới Tung, tấn công phủ Đại Danh giải thoát Lư Tuấn Nghĩa, trận chiến ở Độc Long Cương với hai nhà Hổ - Chúc hay lần đánh hạ Tăng Đầu Thị trả thù cho Tiều Cái…
  • 108 hảo hán Lương Sơn Bạc mỗi người một vẻ. Nguồn gốc xuất thân, bản lĩnh, tính cách đa dạng vô cùng. Có một số đầu lĩnh là chính nhân quân tử, bậc nhất hiệp sỹ nhưng cũng chẳng thiếu những kẻ tưởng là anh hùng nhưng lại tầm thường đáng chê vô cùng. Dưới đây là Top 3 anh hùng “giả cầy” trong danh tác của Thi Nại Am.
  • Trong những người phụ nữ mang tội ngoại tình để rồi phải trả giá bằng chính mạng sống của mình của Thủy Hử như Phan Kim Liên (vợ Võ Đại lang), Phan Xảo Vân (vợ Dương Hùng), Diêm Bà Tích (thiếp Tống Giang) và Cổ Thị (vợ Lư Tuấn Nghĩa) thì trường hợp cuối cùng – Cổ Thị là đáng thương hơn cả.
  • 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc tương ứng với ngần ấy 108 tinh tú trên trời. Nhưng trong Thủy Hử, chúng ta không thấy tác gia Thi Nại Am nhắc đến việc Thác Tháp Thiên Vương Tiều Cái – trại chủ đời thứ hai (sau Vương Luân) – người đóng vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng xây dựng thế lực nghĩa quân Lương Sơn Bạc là ứng với ngôi sao nào.
  • Hành trình lưu lạc tứ xứ của Tống Giang khởi nguyên từ một cuộc hôn thú sai lầm. Tặc lưỡi mà cưới Diêm Bà Tích làm thiếp, sau bị chị chàng này “cắm sừng”, rồi lấy chuyện thư từ với nhóm Tiều Cái mà ép vào đường cùng, buộc họ Tống phải vung dao đoạt mạng. Thế nhưng, sau này Tống Giang lại trở thành chủ hôn cho 3 đám cưới của hảo hán Lương Sơn. Đáng nói, đấy đều là những lần làm chủ hôn đầy tai tiếng và ẩn tảng lớp lớp mưu sâu kế hiểm.
  • Hành trình tập hợp về “Bến nước” của các hảo hán trong Thủy Hử không ai giống ai. Nhưng thành phần 108 đầu lĩnh của Lương Sơn Bạc có thể chia ra làm 7 nhóm chính, dựa trên các sự kiện cụ thể trong danh tác của Thi Nại Am, đồng thời có mối liên hệ nhất định với nhân vật chính Tống Giang.
  • Để tường minh về cái chết của Loan Đình Ngọc, chúng ta tập trung vào những diễn biến xung quanh trận đánh thứ ba của nghĩa quân Lương Sơn ở Độc Long Cương. Trước thời điểm này, Tôn Lập (và các huynh đệ) đã thâm nhập thành công vào lòng địch, gầy dựng được niềm tin với Loan Đình Ngọc cùng cha con họ Chúc qua lần giao chiến (giả) và bắt sống Thạch Tú.
  • Đọc Thủy Hử, chúng ta đều biết rằng thắng lợi đầu tiên của Tống Giang sau khi chính thức gia nhập Lương Sơn là trận đánh dẹp Chúc Gia Trang, thu phục cả vùng Độc Long Cương. Trong trận chiến này, đối thủ “khó xơi” nhất đối với nghĩa quân Lương Sơn là Loan Đình Ngọc, thầy dạy võ cho 3 con trai nhà họ Chúc.
  • Quan niệm sai lầm lớn nhất về Tống Giang chính là đánh giá thấp cơ mưu và năng lực cầm quân đánh trận của “Tống Công Minh”. Đúng là ở xuất phát điểm, Tống Giang không so được với Ngô Dụng hay Chu Vũ về am hiểu binh pháp hay ứng biến trên sa trường. Nhưng khác với những tay được coi là cơ trí bậc nhất Lương Sơn vốn trước sau không hề có sự bứt phá về bản lãnh, Tống Giang tiến bộ không ngừng.
  • Ở phần một “Giải mã Tống Giang”, chúng ta đã nói tới biệt tài số một của “Tống Công Minh” là khả năng thu phục nhân tâm xuất sắc. Và một người có thể nói những lời khiến đối phương tâm phục khẩu phục, với lý lẽ chặt chẽ, đương nhiên học vấn phải sâu rộng.