Lương thấp, khó tuyển công nhân có nghề

Thứ ba, ngày 07/12/2010 20:11 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Thực tế nổi cộm hiện nay được nhiều doanh nghiệp phản ánh là lương lao động (LĐ) có nghề và LĐ phổ thông không chênh nhau là mấy dẫn tới tình trạng doanh nghiệp khó tuyển LĐ có nghề.
Bình luận 0

Không tuyển nổi lao động

Trong lễ bế giảng khoá cao đẳng nghề đầu tiên tại Trường Cao đẳng Nghề công nghệ Hà Nội vừa diễn ra cuối tháng 11 vừa qua, chúng tôi được chứng kiến cảnh cán bộ phụ trách nhân sự của nhiều công ty đứng… đợi để “chèo kéo” LĐ.

Ông Nguyễn Văn Thắng - phụ trách công tác tuyển dụng LĐ cho Công ty máy ảnh Pentax VN cho biết, thời gian qua, công ty nhận 12 học viên ngành Cơ khí của trường vào thực tập và đánh giá rất cao tay nghề của các em. Công ty mong muốn nhận các em vào làm việc ngay sau khi ra trường. Tuy nhiên, mức lương mà công ty đưa ra chỉ là hơn 2 triệu đồng/tháng nên trong buổi sáng hôm ấy ông Thắng không tuyển được LĐ nào.

Ông Thắng giãi bày: “Mức lương này rất khó tuyển LĐ vì giờ các em đi làm cho doanh nghiệp tư nhân lương cũng 3-4 triệu đồng/tháng”. Để xoay xoả với “tấm áo hẹp” về tiền lương, các doanh nghiệp có xu hướng nhận LĐ phổ thông - những LĐ chấp nhận mức lương tối thiểu.

Bà Vũ Thị Hạnh - Trưởng khoa Cơ khí, Trường Cao đẳng Nghề công nghệ Hà Nội khẳng định, nhu cầu LĐ có nghề cơ khí chính xác trình độ cao hiện rất lớn. Hầu hết các em đang học trong trường đều đã có doanh nghiệp tới “xin” với mức lương 2,5-3 triệu đồng/tháng. Theo bà Hạnh, đó là những công ty tư nhân không tính lương theo thang bậc cơ bản mà trả theo năng lực.

Không chỉ “điều chỉnh” mà phải “tăng lương”

img
Công nhân có nghề hiện mức lương vẫn rất thấp.

Đó là nhận định của ông Giang Hồng Bông - Chủ tịch Công đoàn Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng. Ông Bông cho biết, vấn đề tăng lương cho LĐ trong khối doanh nghiệp “thực chất chỉ là điều chỉnh mức lương tối thiểu, điều chỉnh trượt giá chứ không phải tăng lương. Tăng lương lên 1,5 triệu đồng thì người LĐ sống sao được khi giá cả tăng”.

Một thực tế hiện nay ở các doanh nghiệp là điều chỉnh lương tối thiểu (cho LĐ mới vào làm nghề) chứ chưa điều chỉnh lương cho LĐ lâu năm. Ví dụ: 1 LĐ phổ thông (thuộc vùng 1) mới đi làm thì từ 1-1-2011 sẽ được tăng thêm 160.000 đồng/tháng. Nhưng cùng công việc, LĐ đi làm 10 năm lại không hề được điều chỉnh lương.

Anh Trần Tuấn - công nhân Công ty Gang thép Vạn Lợi (Hải Phòng) bày tỏ: “Nhiều lúc cũng bức xúc nhưng không biết làm sao, lương của tôi học trung cấp hàn ra cũng chỉ được tính bằng lương công nhân”.

Về vấn đề này, ông Bông cho biết: Tại nhiều DN hiện nay có tình trạng dù có bằng cấp hay không, lương vẫn ngang nhau. LĐ nhiều khi phải chấp nhận thoả thuận của doanh nghiệp đưa ra để có việc làm. Theo ông Bông, lương tối thiểu của công nhân hiện phải là 2 triệu đồng/tháng và lương LĐ có nghề cần phải có giãn cách xa hơn, quy định cụ thể hơn nữa (theo từng trình độ nghề) chứ không quy định chung là cao hơn 7% như hiện nay.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem