Lương tối thiểu vùng năm 2018: Phương án nào sẽ được chấp nhận?

Thuỳ Anh Thứ năm, ngày 29/06/2017 11:04 AM (GMT+7)
Hội đồng tiền lương Quốc gia đưa ra 3 phương án tăng lương tối tiểu vùng năm 2018 là 5%, 6% và 6,8%. Tuy nhiên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra đề xuất tăng tới 13,3%.
Bình luận 0

Lần đầu tiên khoảng cách đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có sự chêch lệch lớn như vậy. Cụ thể VCCI chỉ đề xuất tăng 5% còn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất tăng tới 13,3%, cao gần gấp đôi mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2017.

Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, mặc dù kinh tế có khởi sắc xong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn vì thế việc tăng lương nên đảm bảo, ưu tiên đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Riêng về phần lao động, mức lương đã và đang tiệm cận được với mức sống tối thiểu do vậy không nên tăng quá đột ngột tránh ảnh hưởng tiêu cực tới doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không "khoẻ" thì lao động cũng không thể có công việc, thu nhập ổn định. 

Trước những phân tích ấy, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 nên giữ ở mức 5-6% là hợp lý.

img

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 là 13,3%. Ảnh: I.T

Trước đó, ngày 27.6 Hội đồng tiền lương quốc gia họp phiên đầu tiên bàn mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 tại Hải Phòng. Nhiều phương án tăng lương khác nhau được đưa ra để các bên cùng thảo luận.

Bộ phận kỹ thuật Hội đồng đưa ra 3 mức, cụ thể một là tăng từ 130.000 đồng đến 180.000 đồng (5%); hai là tăng 160.000 đồng - 220.000 đồng (6%) và bà là tăng 180.000 đồng - 250.000 đồng (6,8%).

Căn cứ đời sống người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất mức tăng tuyệt đối 370.000 đồng - 450.000 đồng (13,3%). Trong khi đại diện giới chủ - VCCI cho rằng doanh nghiệp đang phải cạnh tranh gay gắt, sản xuất thu hẹp nên đề xuất mức tăng dưới 5% là hợp lý.

"Mức dưới 5% như đề xuất của VCCI chỉ đảm bảo bù trượt giá, tức là không tăng. Trong khi lương tối thiểu vùng dù được điều chỉnh tăng hàng năm vẫn chưa đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động" - ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nói.

Sau thảo luận, các bên thống nhất mức tăng "cần hài hòa lợi ích, vừa giải quyết khó khăn của người lao động, vừa phù hợp khả năng của doanh nghiệp để nâng sức cạnh tranh". Vì vậy, mức tăng sẽ được hội đồng điều chỉnh dần qua các phiên họp tiếp theo.

Năm 2016, sau hai phiên họp lương tối thiểu vùng năm 2017 được chốt tăng 7,3% (180.000 - 250.000 đồng). Theo tính toán của bộ phận kỹ thuật, mức tăng này đáp ứng được khoảng 93% mức sống tối thiểu của người lao động.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem