Ảnh minh họa.
Không giống như các động vật có vú khác, bao gồm gấu và tinh tinh, đàn ông không có xương ở bộ phận sinh dục của họ. Xương ở bộ phận sinh dục của động vật có vú đã tiến hóa được gọi là baculum.
Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học ở Đại học London đã tìm được lý do thực sự khiến đàn ông bị mất khúc xương ở "của quý". Nhà nghiên cứu của Đại học London, Matilda Brindle tiết lộ, do con người quan hệ tình dục không đủ lâu nên xương ở "của quý" của đàn ông mới bị tiêu biến.
Theo đó, các loài động vật linh trưởng giao phối kéo dài trung bình 3 phút thì có khúc xương ở của quý khá dài nhằm để hỗ trợ con đực kéo dài thời gian giao phối. Trong khi đó, con người chỉ quan hệ tình dục trong khoảng thời gian 2 phút, ngắn hơn hẳn nên đàn ông không cần khúc xương ở của quý hỗ trợ họ kéo dài thời gian "vui vẻ".
Hơn nữa, hệ thống tìm bạn tình của tổ tiên loài người cũng thay đổi, ngày càng thường xây dựng quan hệ phối ngẫu theo kiểu một nam một nữ nhiều hơn. Việc các cá nhân chỉ gắn bó trung thành với một đối tác có nghĩa là đàn ông không cần phải lo cạnh tranh với đồng loại khác. Nói cách khác, đưa được người phụ nữ của mình lên giường, đàn ông không lo bị kẻ khác "phá bĩnh" cuộc vui.
"Phát hiện của chúng tôi cho thấy baculum đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các con đực ở các loài phải đối mặt với mức độ cạnh tranh cao tình dục bảo vệ quá trình giao phối. Baculum hỗ trợ thời gian giao phối, giúp con đực bảo vệ con cái trong lúc giao phối trước các đối thủ khác, gia tăng cơ hội thụ tinh của nó", bà Brindle nhấn mạnh.
Ngoài ra, cũng có quan điểm của một số nhà khoa học cho rằng có lẽ đàn ông cổ đại cũng từng có khúc xương trong "của quý" nhưng lại "quá nhỏ để bảo lưu và truyền sang đời tiếp theo". Ví dụ, chiều dài baculum của tinh tinh hiện nay cũng chỉ khoảng 6 mm.
Thậm chí còn có giả thiết hoàn toàn phi khoa học rằng Chúa trời đã rút lấy khúc xương ở của quý của đàn ông (Adam) để tạo ra phụ nữ chứ không phải là khúc xương sườn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.