Cơ thể người vốn là một kiệt tác nghệ thuật, đặc biệt là với người Hy Lạp cổ đại. Và cũng chính vì thế, rất nhiều tác phẩm của người Hy Lạp cổ đã lấy cơ thể người làm cảm hứng. Trong đó, không thể không kể đến những bức tượng khỏa thân 100%, phô bày cho thiên hạ tất cả những gì được cho là... tự hào nhất của con người.
Tuy nhiên nếu như để ý, bạn sẽ nhận ra một điều khá vô lý: "chỗ ấy" của các bức tượng đều... bé tin hin, bé một cách thảm thương.
Thậm chí kể cả tượng của David - một trong những biểu tượng của vẻ đẹp cơ thể người cũng sở hữu của quý đầy khiêm tốn.
Nhưng tại sao? Người xưa vốn xem "cậu nhỏ" là một niềm tự hào của phái mạnh, thì rõ ràng một của quý bé như vậy sao có thể "show" được bản lĩnh? Hơn nữa, kể cả khi "cậu bé" của hình mẫu có nhỏ thật, thì người ta vẫn có quyền làm cho bức tượng có một bản lĩnh to lớn hơn kia mà?
Đơn giản thôi! Hồi ấy, bé mới là đẹp!
Chắc ai cũng hiểu, chuẩn mực của cái đẹp luôn thay đổi. Xưa kia, phụ nữ không cần phải gọn gàng, mà được tôn vinh nhờ một vẻ đẹp tròn trịa, mỡ màng. Tương tự với phái mạnh, một cậu nhỏ "lực lưỡng" thời nay cũng không phù hợp trong xã hội cổ đại.
Theo như các tài liệu cổ của người Hy Lạp, của quý của nam giới phải "nhỏ, gầy, bao quy đầu dài" mới được gọi là chuẩn, tức là trái ngược hẳn với bây giờ. Còn những "cậu bé ngoại cỡ" sẽ bị đánh giá là nực cười, hoặc chỉ thuộc về những kẻ man di mọi rợ.
Ngoài ra, người xưa tôn thờ những người có dương vật bé là nhờ một quan niệm về sinh sản.
Theo đó, của quý càng ngắn, tinh dịch càng "ra" nhanh, và nhờ vậy khả năng thụ thai sẽ cao hơn. Nhưng tất nhiên, đây chỉ là đức tin vô căn cứ của người xưa, và hoàn toàn không đúng sự thật.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.