Giám đốc dự án DDG1000, ông Jim Downey cho biết, pháo hạm 57 mm đã được lựa chọn lắp đặt trên tàu khu trục DDG1000, nó thường được sử dụng trong tác chiến gần bờ, hoặc sử dụng cho các tàu bảo vệ bờ biển. Tuy nhiên theo ông Jim Downey, thì Mỹ đã đánh giá quá cao khả năng tác chiến của loại pháo này. Ông cho biết, theo kết quả thử nghiệm thực tế thì pháo 57 mm không đáp ứng được yêu cầu tác chiến đặt ra.
Tàu khu trục DDG1000 Zumwalt.
Đáng chú ý, nhóm dự án đã tiến hành đánh giá so sánh giữa pháo hạm Mk110 và Mk 46, họ đã phát hiện pháo hạm Mk46 30mm đã đáp ứng nhu cầu đặt ra của dự án.
“Hiệu suất chính xác của Mk46 đáp ứng, thậm chí vượt qua yêu cầu tiêu chuẩn của dự án”, ông Downey nói.
Trước thông tin này, nhà cung cấp pháo hạm Mk 110, công ty BAE Systems từ chối đưa ra bình luận. Ông Downey cũng từ chối cung cấp thông tin chi tiết về lý do thay thế này, nhưng ông thừa nhận rằng việc từ bỏ pháo hạm Mk 110 là kết quả “không mong muốn”.
Theo kết quả đánh giá vào cuối năm 2012, nhóm dự án đã sớm quyết định trang bị pháo hạm Mk 46 thay cho Mk 110, tuy nhiên quyết định này vẫn chưa được công bố rộng rãi, mãi tới tháng 4 năm nay, tàu khu trục DDG 1000 Zumwalt mới được công khai tới công chúng.
“Khi tác chiến với biên đội tàu chiến cỡ nhỏ trong phạm vi 1 dặm, lúc đó pháo hạm 30 mm sẽ phát huy khả năng ứng phó hiệu quả, còn pháo hạm 57 mm sẽ không đáp ứng nhu cầu đặc biệt đó.
Một số nhà bình luận tin rằng, trọng lượng của các loại pháo hạm này cũng là một trong nguyên nhân dẫn tới sự thay thế này. Trọng lượng bao gồm đạn của pháo Mk110 là từ 12-14 tấn, trong khi đó trọng lượng của Mk 46 chỉ khoảng 2 tấn. Tuy nhiên, ông Downey cho biết sự thay thế của pháo hạm không chỉ phụ thuộc ở trọng lượng, lý do trọng lượng chỉ là cách chuyển sự chú ý của giới quân sự.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.