Lý Sơn: Xây điểm dừng chân cho du khách bằng bê tông, lựa chọn bất khả kháng?

Tới Phan Chủ nhật, ngày 20/09/2020 10:54 AM (GMT+7)
Trước thắc mắc vì sao chọn bê tông, mà không sử dụng vật liệu khác thân thiện môi trường hơn để xây dựng 2 điểm dừng chân tại đảo An Bình, như góp ý trước đó của Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Ngãi, chính quyền huyện Lý Sơn đã giải thích về sự lựa chọn này.
Bình luận 0

Trong văn bản Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Ngãi (số 112/SVHTTDL-DL, ngày 13/2/2020, do ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc sở này ký), trả lời cho UBND huyện Lý Sơn về việc xin ý kiến xây dựng 2 điểm dừng chân cho du khách ở tại đảo An Bình (đảo Bé), có ý kiến về sử dụng loại nguyên vật liệu để xây dựng.

Lý Sơn: Xây điểm dừng chân cho du khách bằng bê tông, lựa chọn bất khả kháng?  - Ảnh 1.

Điểm dừng chân 1 (ảnh nhỏ) và 2 (ảnh lớn) ở đảo An Bình.

Cụ thể Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Ngãi đề nghị UBND huyện Lý Sơn (chủ đầu tư) cân nhắc và nên lựa chọn những nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương, thân thiện môi trường, hạn chế bê tông cốt thép.  Vì vậy việc chính quyền Lý Sơn vẫn chọn xây bằng bê tông cốt thép đã gây nhiều thắc mắc trong dư luận.

Ông Lê Văn Ninh, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn giải thích: Vị trí xây 2 điểm dừng chân phục vụ khách tham quan ở thôn bắc đảo An Bình cao và trống. Vì vậy nếu không làm kiên cố bằng bê tông cốt thép, mà sử dụng gỗ hay các loại vật liệu khác rất dễ bị gió thổi bay, làm hư hỏng, đặc biệt trong mùa mưa bão. Vì vậy sau khi cân nhắc, tính toán huyện mới quyết định chọn vật liệu này (bê tông cốt thép).

Lý Sơn: Xây điểm dừng chân cho du khách bằng bê tông, lựa chọn bất khả kháng?  - Ảnh 2.

Ông Lê Văn Ninh, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn.

Để công trình hài hòa, thân thiện cảnh quan thiên nhiên, giảm bớt sự thô kệch của bê tông, huyện đã chọn cho ốp, giả gỗ tường và cột bên ngoài các điểm dừng, đồng thời sử dụng màu sơn dịu và phù hợp, trồng hoa xung quanh điểm dừng chân, lối vào.

Về ý kiến cho rằng vị trí xây dựng 2 điểm dừng chân tại đảo An Bình là bất hợp lý, xâm phạm khu vực bãi đá nham thạch có niên đại hàng triệu năm làm ảnh hưởng, phá vỡ cảnh quan,  ông Lê Văn Ninh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn bày tỏ: Việc lựa chọn vị trí để xây dựa trên cơ sở văn bản góp ý của Sở VH-TT&DL. Nếu chỉ xây để du khách dừng chân nghỉ mệt, che mát thì không chọn 2 vị trí này, nhưng huyện muốn điểm dừng chân còn là nơi để du khách có thể nhìn, ngắm được cả phong cảnh xung quanh.

Lý Sơn: Xây điểm dừng chân cho du khách bằng bê tông, lựa chọn bất khả kháng?  - Ảnh 3.

Hình ảnh thiết kế hoàn chỉ điểm dừng số 1&2.

Tuy nhiên vị Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cũng thừa nhận, đối với vị trí điểm dừng chân số 2 (phía đông bãi Hang) chưa thật phù hợp, mà nên dịch vào phía trong từ 200-300m.

Về hình dáng điểm dừng chân số 1 (Mom Tàu) mà một số người cho rằng giống lồng nuôi nhốt chim, ông Ninh cho biết: Có thể do chưa hoàn thiện và trang trí xong nên nhìn chưa hình dung được. Vị trí này được thiết kế hình củ tỏi, loại nông sản đặc trưng, tiêu biểu của nông dân của đảo. Còn điểm dừng chân 2 được thiết kế hình thất giác, vốn quen thuộc trong đời sống của cộng đồng người Việt.

Lý Sơn: Xây điểm dừng chân cho du khách bằng bê tông, lựa chọn bất khả kháng?  - Ảnh 4.

Toàn cảnh đảo An Bình nhìn từ trên cao (ảnh Bùi Thanh Trung).

Như Báo Dân Việt đã có loạt bài phản ánh, trong quá trình chọn và triển khai xây dựng 2 điểm dừng chân cho du khách của chính quyền Lý Sơn ở tại đảo An Bình, một số ý kiến cho rằng đã làm ảnh hưởng, phá vỡ cảnh quan hoang sơ nơi đây; việc xây dựng công trình bằng bê tông (2 điểm dừng chân) trên bãi đá nham thạch ngàn năm là không nên, đặc biệt khi đảo An Bình lại nằm trong khu vực đang được tỉnh Quảng Ngãi đệ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem