Lý Thời Trân: Người ghi chép về thảo mộc, từ bỏ phú quý để cứu người

Minh Anh Thứ hai, ngày 16/12/2024 21:36 PM (GMT+7)
Năm 1556, Lý Thời Trân được tiến cử chức Thái y viện phán quan ở Thái y viện. Nhưng vì không màng công danh, nên 1 năm sau ông từ chức về nhà chuyên tâm viết sách, nghiên cứu y thuật và cứu giúp dân nghèo...
Bình luận 0

Lý Thời Trân: Người ghi chép về thảo mộc, từ bỏ phú quý để cứu người

Lý Thời Trân (1518 - 1593), tự là Đông Bích, lúc già có hiệu là Tần Hồ sơn nhân, là một danh y và nhà dược học nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Minh, người Kỳ Châu (nay là trấn Kỳ Châu, huyện Kỳ Xuân, địa cấp thị Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc). Ông được xem là cha đẻ của các bài thuốc Trung y và là vị Y thánh tinh thông về các loài thảo dược.

Ông sinh trưởng trong gia đình theo nghề thầy thuốc. Khi Lý Thời Trân sinh ra, có một con nai trắng đi vào phòng. Kể từ khi còn nhỏ, Lý Thời Trân đã được cho là có mệnh học thứ gì đó liên quan đến trường sinh bất tử.

img

Tranh vẽ Lý Thời Trân.

Ngay từ nhỏ Lý Thời Trân đã có chí hướng theo nghề y cứu người. Nhưng theo trào lưu xã hội phong kiến Trung Hoa trọng khoa cử để làm quan nên năm 14 tuổi, ông đã đi thi và đỗ tú tài. Tuy vậy, sau ba lần thi cử nhân đều không đỗ, ông đã xin cha mình theo học y thuật và hành nghề thầy thuốc. Sau trên mười năm học tập gian nan, khi trên 30 tuổi, ông đã trở thành một thầy thuốc nổi tiếng khắp vùng.

Năm 1551, do trị khỏi bệnh cho con của hoàng thân nhà Minh là Phú Thuận vương Chu Hậu Khôn nên tiếng tăm của ông lan xa, ông được Sở vương Chu Anh Kiểm ở Vũ Xương mời làm chức Phụng từ chính ở vương phủ, kiêm chức Lương y sở sự vụ. Năm 1556, ông lại được tiến cử chức Thái y viện phán quan ở Thái y viện. Nhưng vì không màng công danh, nên 1 năm sau ông từ chức về nhà chuyên tâm viết sách, nghiên cứu y thuật.

Cống hiến vĩ đại nhất của Lý Thời Trân là bộ sách "Bản thảo cương mục". Để biết rõ hình trạng, tính chất, mùi vị, công hiệu,... của các loại thảo dược, dược liệu đông y, ông đã đi điền dã bốn phương, sưu tầm khắp thâm sơn cùng cốc. Sau 27 năm lao động khó nhọc, với 3 lần sửa đổi bản thảo lớn, vào năm 1578 (ở tuổi 61) ông đã hoàn thành bộ sách. Nhưng phải tới năm 1596, ba năm sau khi ông qua đời, bộ sách Bản thảo cương mục mới chính thức được xuất bản tại Kim Lăng (nay là Nam Kinh). 

Bộ sách này là một cống hiến vĩ đại cho sự phát triển ngành dược liệu học Trung Quốc. Bộ sách được coi là một pho từ điển bách khoa của Trung Quốc về y dược đông y với nội dung gồm: 16 phần, 53 quyển, 2.000.000 chữ tập hợp khoảng 1.893 loại cây thuốc (374 trong số đó do chính Lý Thời Trân nghiên cứu) cùng 11.096 đơn thuốc. Bộ sách này cũng miêu tả kiểu, dạng, hương vị, bản chất và ứng dụng của 1.094 cây thuốc trong điều trị bệnh. Bản thảo cương mục cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng và luôn là công trình tham khảo hàng đầu trong y học cổ truyền. Bộ sách của ông đề cập tới nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, như thực vật học, động vật học, khoáng vật học và luyện kim. Bộ sách này được tái bản thường xuyên và 5 cuốn của bản in đầu tiên vẫn còn tồn tại.

img

Là danh y giỏi về kinh mạch học đông y nên ngoài Bản thảo cương mục, Lý Thời Trân còn viết 11 quyển sách khác, bao gồm: "Sở quán thi", "Y án", "Mạch quyết", "Ngũ tạng đồ luận", "Tam Tiêu Khách nan", "Mệnh Môn khảo", "Thi thoại", "Tần Hồ mạch học" và "Kỳ kinh bát mạch khảo".

Trong những năm tuổi già, Lý Thời Trân tự gọi mình là "Tần Hồ sơn nhân". Ông không những là một y sĩ và nhà nghiên cứu thảo mộc nổi tiếng, mà còn là một người tu luyện, và ông thường ngồi đả tọa luyện công hàng đêm.

Mặc dù Lý Thời Trân tinh thông y học và cũng là người tu tiên, ông rất chú trọng đến Kỳ kinh bát mạch. Ông chỉ ra trong cuốn "Kỳ kinh bát mạch khảo" rằng những người tu tiên nhất định phải biết về Kỳ kinh bát mạch. Ông cho rằng họ sẽ hiểu được thế giới thực tại trong nghề nghiệp của chính họ nếu họ biết về Kỳ kinh bát mạch.

Truyền thuyết kể rằng, các vị danh y của Trung Hoa cổ đại đều có những khả năng siêu thường. Họ có thể nhìn thấu cơ thể người bằng "thiên mục" hay con mắt thứ ba. Theo các kinh sách cổ xưa, thiên mục nằm ở trước trán, hơi dịch lên trên và ở giữa hai hàng lông mày. Thiên mục có thể được khai mở thông qua việc thực hành các môn pháp tu luyện tâm linh. Mặc dù vẫn còn là một ẩn đố, thiên mục được cho là một phần của tuyến tùng quả. Ngày nay, khoa học hiện đại đã công nhận rằng, phía trước tuyến tùng quả có một cấu trúc giống y hệt con mắt người.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem