Tại sao sau khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng bắc phạt đều thất bại?
Vào năm 221 sau Công Nguyên, để trả thù cho Quan Vũ, Lưu Bị đã phát động trận chiến tại Di Lăng đánh Ngô nhưng ông đã bị đánh bại và trở về. Tại Thành Bạch Đế, sau khi đã phó thác cho Gia Cát Lượng, Lưu Bị rời khỏi thế gian. Mặc dù nhà Thục Hán có thể yên ổn dưới sự cai quản của Gia Cát Lượng, nhưng sau đó đã liên tục bị đánh bại trên chiến trường, có lẽ nào nhà Thục Hán lúc đó không có khả năng đánh bại Ngụy và Ngô? Thực tế, trước khi Khương Duy chết đã nói một câu tiết lộ sự thật.
Thục Hán mà Lưu Bị để lại là một đất nước đổ nát, may mắn thay, Gia Cát Lượng là người xuất chúng trong khả năng điều hành đất nước và phát triển mạnh về dân sinh, kinh tế và quân sự. Chỉ trong vài năm, Thục Hán đã trở lại đúng hướng, và ông cũng đã xây dựng một đội quân đáng gờm "Vô Đương phi quân", để Thục Hán một lần nữa có khả năng viễn chinh lên phía Bắc. Vì nhiều lý do, cuộc bắc phạt của Gia Cát Lượng rất ảm đạm, tổn hao binh tướng, liên tục thất bại, thậm chí còn mất đi sinh mạng của mình.
Gia Cát Lượng Bắc phạt lần thứ nhất, khiến Tào Ngụy trở tay không kịp, 3 trong 5 quận ở Lũng Hữu đã đầu hàng Thục Hán, lúc này Gia Cát Lượng hoàn toàn có thể chiếm cứ toàn bộ Lương Châu.
Nhưng Mã Tắc đã làm ngược lại với phương án ban đầu của Gia Cát Lượng, Mã Tắc không đóng quân ở nơi đường cái, gần sông là chỗ có nước cho quân dùng, mà mang 2 vạn quân trấn giữ trên núi với phương án "Trên núi đánh xuống, thế như chẻ tre". Trương Cáp theo sự chỉ đạo của Tư Mã Ý đã mang quân vây trại của Mã Tắc trên núi, rồi cắt đứt đường nước.
Quân Thục thiếu nước, hoảng loạn. Trương Cáp dồn sức tấn công phá tan Mã Tắc. Cánh quân Mã Tắc bỏ chạy tán loạn. Nhai Đình thất thủ. Kế hoạch của Gia Cát Lượng đều bị xáo trộn, buộc phải lui về Hán Trung.
Trong cuộc Bắc phạt lần thứ hai, Gia Cát Lượng gặp Tào Chân, Tào Chân nhận ra rằng nếu quân Thục đưa quân xâm phạm nước Ngụy một lần nữa thì họ sẽ tấn công Trần Thương. Sau đó, ông giao việc bảo vệ Trần Thương cho Hác Chiêu và Vương Sanh, đồng thời ra lệnh cho họ tăng cường phòng thủ cửa ải. Đúng như dự đoán của Tào Chân, Gia Cát Lượng thực sự đã dẫn quân Thục tấn công Trần Thương vào mùa xuân năm 229.
Hác Chiêu và quân phòng thủ của nước Ngụy đã chuẩn bị kỹ càng từ trước, họ đã giữ vững được thành Trần Thương trước cuộc tiến công của quân Thục. Gia Cát Lượng ra lệnh rút lui sau khi không phá được thành Trần Thương. Cuối cùng, khi quân tiếp viện của Tào Ngụy đến, Gia Cát Lượng buộc phải rút lui.
Gia Cát Lượng đợi đến khi Tào Chân chết, sai quân từ Càn Sơn mở cuộc bắc phạt lần thứ 3. Lần này không chỉ cắt đứt nguồn cung cấp lương thực của đối phương, mà còn đánh bại Tư Mã Ý trong trận Lục Thành, giết chết 3.000 kẻ địch. Theo đà này, Gia Cát Lượng thừa cơ đánh bại quân Ngụy và chiếm được Hứa Xương, lúc này Lưu Thiện bất ngờ ra chiếu chỉ yêu cầu Gia Cát Lượng rút quân nên cuộc viễn chinh phương bắc kết thúc thất bại.
Sở dĩ Lưu Thiện hạ chiếu chỉ vì Lý Nghiêm đã nói dối về việc thiếu lương, nhưng khi Gia Cát Lượng quay lại thì thấy rằng khẩu phần quân sự đã đủ, sau khi điều tra, ông nhận ra rằng Lý Nghiêm đang can thiệp vào việc của mình, nên cách chức Lý Nghiêm và lại đưa quân lên phía bắc, không may Gia Cát Lượng ngày đêm vất vả, thân thể tiều tụy, cuối cùng chết ở Ngũ Trượng Nguyên.
Nguyên nhân do đâu mà 5 lần bắc phạt của Gia Cát Lượng đều bị thất bại. Hãy cùng lật lại câu nói của Khương Duy trước khi chết. Năm 263, Khương Duy đem quân chống lại Tư Mã Chiêu, nhưng Đặng Ngải, tướng của Tào Ngụy đã đến Thành Đô từ Âm Bình, lúc bấy giờ Thục Hán các nơi đều có viện quân, nhưng Lưu Thiện lập tức mở cổng thành đầu hàng, việc này khiến Khương Duy rất tức giận, nhưng để khôi phục đất nước, họ chỉ có thể giả vờ đầu hàng.
Về sau, Khương Duy thông đồng với Chung Hội tạo phản chống lại Tư Mã Chiêu bị bại lộ, thấy thế sự đã rồi, Khương Duy kêu trời: "Ngô kế bất thành, nãi Thiên mệnh dã" có nghĩa là "Kế ta không thành, cũng là do Thiên mệnh", rồi vung kiếm tự sát.
Lời của Khương Duy có hai nghĩa, một là sức mạnh của Thục Hán không phải là đối thủ của Tào Ngụy, đây là ý trời. Một ý nghĩa khác của Khương Duy là đổ tội cho Lưu Thiện, vì Lưu Thiện đã từ bỏ kháng chiến dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng của Thục Hán.
Lời nói của Khương Duy cũng giải thích nguyên nhân khiến Gia Cát Lượng liên tiếp bại trận, ngoài việc Thục Hán quốc lực kém, Lưu Thiện còn nghe theo lời vu khống và yêu cầu Gia Cát Lượng trở về dẫn đến thất bại trong cuộc Bắc Phạt lần thứ 4.
Lưu Thiện phải chịu rất nhiều trách nhiệm về thất bại này. Nếu sức mạnh quốc gia của Thục Hán có thể so sánh với Ngụy, Gia Cát Lượng nhất định sẽ lập thành tích tốt hơn. Nếu không có sự ngăn cản của Lưu Thiện, Gia Cát Lượng rất có thể sẽ đánh bại quân Ngụy!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.