Măng đắng
-
Ở miền Tây Nghệ An có rất nhiều loài măng đắng dưới tán rừng được người dân sử dụng làm thực phẩm hằng ngày. Thế nhưng, có những loài nguy cơ mất giống. Trước thực tế đó, việc bảo vệ, khôi phục giống măng đắng đặc sản ở Con Cuông đang được tiến hành.
-
Đổ hai tải nặng toàn những cây măng to, mập xuống sân điểm thu mua, chị Hoàng Thị Duyên (Bắc Kạn) nhanh chóng xếp lên cân. Thành quả thu được trong một buổi sáng lên rừng của chị Duyên là hơn 300 nghìn đồng tiền bán măng. Chị cười, không làm gì lãi bằng đi thu măng mùa này.
-
Những ngày đầu năm mới Nhâm Dần 2022, măng đắng Ngàn Me (Thái Nguyên) có giá bán đắt đỏ, có khi lên tới 110.000đ/kg, nhưng người dân vẫn đổ xô đi mua.
-
Sau Tết, dù loại măng rừng với vị đắng, giòn, thơm mùi tre nứa đặc trưng - măng đắng Ngàn Me (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) có giá khá đắt đỏ, nhưng vẫn được rất nhiều người tìm mua.
-
Sau mỗi cơn mưa, loại đặc sản này lại “sinh sôi” thần tốc.
-
Măng đắng và măng ngọt là 2 sản vật nổi tiếng của vùng núi Tây Bắc được khá nhiều người yêu thích. Tuy nhiên vì có đặc điểm hình dáng khá giống nhau nên rất ít người biết cách phân biệt hai loại măng này. Để giúp khách hàng không bị nhầm lẫn khi mua măng, chị Lò Thị Phấng, người chuyên đi thu hái măng ở Sơn La đã tiết lộ cách phân biệt măng cực kì đơn giản.
-
Những ngày này, tại xã miền núi Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) những người nông dân nơi đây bắt đầu bước vào vụ hái măng đắng. Hàng trăm người dân đồng bào Mông trong xã từ sáng sớm đã mang gùi, cuốc vào rừng (rừng khoanh nuôi, bảo vệ của người dân) thu hái măng đắng như là lộc rừng. Từ việc bảo tồn, khoanh nuôi rừng và khai thác măng đắng, có nhiều hộ thu nhập mỗi năm hơn 100 triệu đồng...
-
Sau Tết cũng là thời điểm bà con dân bản ở Sơn La đi rừng khai thác măng đắng. Những búp măng non tơ, trắng nõn nà có vị đắng như thuốc lại được nhiều người ưa thích và xem nó là món giải ngán sau những mâm cỗ Tết đầy ắp thịt cá.
-
Mùa Xuân về cũng là lúc bà con các dân tộc sống quanh TP. Điện Biên, tỉnh Điện Biên bắt đầu thu măng đắng. Chị em người Thái, Mông, Sinh Mun... đua nhau gùi măng ra chợ bán. Khách nơi xa đến xuýt xoa với món măng đắng đầu mùa chấm "chẩm chéo".
-
Măng đắng còn được gọi với nhiều tên khác nhau như măng vầu, măng lành hanh. Món ăn của núi rừng này ngon và lạ nhất là ở chính cái vị đăng đắng, ngọt ngọt như lắng đọng cái hoang dã, thâm sâu của núi rừng.