Mất rừng
-
Ngày 3/12, UBND tỉnh Kon Tum cho biết đã có quyết định thu hồi đất đối với 3 dự án tại huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) vì để xảy ra mất rừng. Trong đó có 2 dự án nằm tại thị trấn Măng Đen – nơi được ví như "Đà Lạt thứ 2" của Tây Nguyên bởi khí hậu mát mẻ, tiềm năng du lịch.
-
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán 51,5 triệu USD, tương đương khoảng 1.200 tỷ đồng nhờ chuyển nhượng 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng.
-
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh vừa ký công văn yêu cầu giữ rừng nhưng chưa đầy 10 ngày, tại huyện Phù Mỹ lại phát hiện vụ phá, xâm chiếm đất rừng quy mô lớn với diện tích gần 12ha.
-
Hơn 50 ha đất do Ban Quản lý rừng phòng hộ Đức Cơ quản lý bị lấn chiếm, khi cần thu hồi để mở rộng Khu Kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh thì vướng mắc, ảnh hưởng việc thu hút các nhà đầu tư vào khu kinh tế này.
-
Ngày 2/8, theo nguồn tin của báo Dân Việt, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh Đắk Lắk đã ban hành cáo trạng truy tố đối với 9 bị can về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự (BLHS).
-
Một dự án có diện tích 362,8ha với mục đích được giao ban đầu là “bảo vệ rừng và chăn nuôi gia súc”. Sau 15 năm, dự án “bảo vệ rừng” dần dà thành dự án… “chuyển đổi từ rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cao su”. Và hôm nay, một số tổ chức liên quan bị UBND tỉnh Bình Phước “kiểm điểm”.
-
TS Đào Công Khanh cho biết, hiện có khoảng 360 nhà máy thủy điện lớn nhỏ khắp cả nước, xây dựng nhiều nhà máy này dẫn tới việc phải phá hủy đi một diện tích rừng.
-
"Thủy điện có thể không làm ra lũ nhưng thủy điện làm mất rừng và tác nhân gây ra lũ rừng lớn hơn và có sức tàn phá nặng nề hơn", Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng nhấn mạnh.
-
Lý giải về lý do mất 1.470ha rừng, Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Mố cho rằng do lâm phần quản lý của đơn vị rộng, lực lượng mỏng, người lấn chiếm rừng tinh vi…
-
“Đây là vụ phá rừng có tổ chức, có người dân địa phương hướng dẫn, chèo kéo các đối tượng từ bên ngoài vào khai thác. Thời gian phá rừng rất lâu nhưng việc phát hiện và xử lý của cơ quan chức năng chưa đúng đã để lâm tặc chạy thoát”, ông Trần Châu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu gay gắt tại cuộc họp bàn cách xử lý vụ phá rừng phòng hộ ở xã Vĩnh Sơn vào ngày 6.8.