Miền núi quảng ngãi
-
Tại buổi đối thoại với trưởng thôn và người có uy tín ở các bản làng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân và các cấp ngành trực thuộc đã giải đáp những khúc mắc, trăn trở về công tác cán bộ, đầu tư xây dựng, chương trình phát triển kinh tế… ở miền núi.
-
Loại trái này được người dân miền núi phía tây Quảng Ngãi gọi tên là sả rừng. Do hương vị đặc trưng, giá của loại trái này khá cao, dao động từ 100.000-150.000 đồng/kg trái tươi và 250.000-300.000 đồng/kg trái khô.
-
Số tiền thu từ chặt đót mang về bán được từ 150.000- 200.000 đồng/buổi/người không quá lớn, nhưng góp phần tạo thêm nguồn thu nhập cho hàng trăm hộ đồng bào thiểu số các huyện Sơn Hà, Tây Trà và Trà Bồng để cải thiện cuộc sống gia đình.
-
Có mùi vị thơm cay nhưng không kiểu gắt và xé lưỡi như trồng ở đồng bằng, đồng thời là nông sản sạch "100%" nên vài năm trở lại đây ớt xiêm rừng mọc hoang, còn gọi là ớt tí hon, hay "chim ỉa" (do chim ăn rồi thải hạt ra và mọc) trở thành một đặc sản nổi tiếng của vùng miền núi Quảng Ngãi.
-
Dù được bao bọc bên ngoài bởi một lớp vỏ khá dày thế nhưng khi chín chỉ cần sờ, bóp nhẹ thì vỏ của trái này liền tách ra và phơi phần thịt vàng bên trong. Vì thế ngoài tên là trái nẻ, nhiều người còn gọi đây là trái "vừa sờ đã bạch".
-
Không như nhiều con vật đặc sản khác, ở miền núi Quảng Ngãi con dúi núi chỉ sống tại một số khu vực rừng các huyện Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Tây...Chính vì vậy dù giá bán có lúc lên đến cả triệu đồng/kg hơi thế nhưng không dễ để mua được.
-
Với người dân ở nhiều huyện miền núi Quảng Ngãi thì nòng nọc là “đặc sản” ngon và bổ dưỡng hiếm có loại thịt nào sánh bằng. Theo đó, chỉ khách quý mới được người dân nơi đây mang ra chế biến làm món ăn để thiết đãi.